ĐAU CỔ VAI GÁY NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 

Đau cổ vai gáy là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp nhất là tuổi trưởng thành đặc biệt là người cao tuổi. Với các triệu chứng đau, mỏi và khó chịu ở vùng cổ, vai và gáy. Người bệnh có thể cảm thấy đau. Hạn chế vận động cổ vai và co cứng các nhóm cơ vùng này.

Đau cổ vai gáy làm cho vùng vai gáy co cứng. Gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Tình trạng đau cổ vai gáy không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ảnh hưởng đến khả năng vận động, tâm lý sinh hoạt. Do đó, việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.

1. Nguyên nhân đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do cơ học hoặc do bệnh lý :

1.1. Nguyên nhân cơ học

  • Tập luyện quá sức: Trường hợp tập luyện quá sức, tập sai kỹ thuật có thể khiến bạn bị đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, không khởi động trước khi vận động mạnh cũng gây nên tình trạng này.
  • Hoạt động sai tư thế: Ngồi cong lưng trong thời gian dài, ngủ gục xuống bàn… Có thể khiến mạch máu bị chèn ép, lưu thông chậm lên vùng cổ dẫn đến đau mỏi.
  • Tính chất công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài. Sẽ khiến các cơ vùng cổ, bả vai bị chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng nên dễ bị đau mỏi.
  • Thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu một số vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi. Có thể khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn. Dẫn đến đau đớn mỏi, tê bì vùng vai gáy.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng vai gáy có thể làm tổn thương dây chằng, đốt sống… Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy.
  • Nhiễm lạnh: Cơ thể nhiễm lạnh có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương. Lâu dần gây tình trạng đau mỏi vai gáy.
  • Sai tư thế Duy trì các tư thế sai trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ. Gân ở vùng cổ vai gáy, chẳng hạn như: Ngủ trên gối quá cao. Hoặc chồng quá nhiều gối gây tình trạng đau cổ khi ngủ dậy. Hoặc ngồi trước máy tính, điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc ngửa lên.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý :

  • Thoát vị đĩa đệm cổ : Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách. Lớp nhân nhầy bên trong sẽ bắt đầu rò rỉ ra ngoài, gây viêm rễ thần kinh. Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị. Cơn đau ở vùng xương bả vai có thể đi kèm với đau cổ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ : Khi cột sống cổ bị thoái hóa theo tuổi tác. Một hoặc nhiều lỗ liên hợp đốt sống có thể bị thu nhỏ. Các dây thần kinh cột sống sẽ có nguy cơ bị thu hẹp. Hoặc viêm, gây ra những cơn đau khó chịu lan dần từ cổ xuống vai.
  • Căng cơ: Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy. Khi bị kéo căng sẽ gây ra cảm giác cứng và đau đớn. Cơn đau vẫn có thể lan dần ra khu vực lân cận.
  • Viêm dây thần kinh cánh tay: Dây thần kinh cánh tay xuất phát từ vùng cổ dưới, đi qua vai và vùng lưng trên. Mặc dù cơn đau do viêm này thường chỉ xuất hiện ở vai. Hoặc cánh tay một bên cơ thể nhưng cũng có thể lan đến cổ.
  • Vôi hóa cột sống: Cột sống bị vôi hóa khi canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Những chồi xương này chèn ép rễ thần kinh ống sống. Dẫn tới đau cổ vai gáy và khó vận động.
  • Viêm bao khớp vai: Người bệnh sẽ thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh. Hoặc đau lúc nửa đêm, nhất là khi nằm nghiêng. Nhiều trường hợp người bệnh còn không thể vòng tay ra sau. Không với tay lấy được đồ trên cao hoặc đau khi chải đầu.

2. Điều trị đau cổ vai gáy

Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ vai gáy. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

2.1. Nghỉ ngơi và giảm công việc ảnh hưởng đến vận động vùng cổ vai gáy:

Tránh vận động quá mức và nghỉ ngơi khi cảm thấy đau. Hạn chế việc sử dụng điện thoại di động và máy tính trong thời gian quá dài.

2.2. Duy trì tư thế ngủ đúng:

Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy. Lựa chọn gối kê có độ cao, độ mềm phù hợp. Tốt nhất là có thể giữ đầu ngang với cổ. Chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể. Tránh nằm nệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Tập luyện và tư thế đúng khi làm việc:

Thực hiện các bài tập tăng cường cơ cổ vai gáy và lưu ý đến tư thế làm việc, ngồi và đứng đúng cách. Các bài tập giãn cơ vùng cổ có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng cứng, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt để tránh tái phát.

2.4. Uống đủ nước và ăn đủ chất dinh dưỡng:

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt bổ sung các loại trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin C, vitamin A, vitamin D và canxi, protein… Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi đồng thời cấp nước cho đĩa đệm chắc khỏe và dẻo dai.

2.5. Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ:

Nếu đau cổ vai gáy cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.6. Chườm nóng và chườm lạnh tại chỗ.

2.7. Tiêm corticosteroid

2.8. Điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng:

Vật lý trị liệu cũng là giải pháp điều trị hữu ích đối với tình trạng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp. Các liệu pháp vật lý như hồng ngoại, điện xung, …giúp giảm đau, giãn cơ, tăng cương dinh dưỡng tại chỗ. Ngoài ra, xoa bóp nhẹ nhàng tại chỗ và tập vận động với các chuyên gia giúp giãn cơ, tăng cường tầm vận động các khớp, giảm đau và giảm nguy cơ tái phát triệu chứng.

Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau giảm. Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh. Tránh nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.

Đau cổ vai gáy gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Cần điều trị sớm bệnh lý này để cuộc sống không bị đảo lộn và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.