THOÁI HÓA KHỚP – NGUYÊN NHÂN – CÁCH PHÒNG NGỪA

 

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn. Và các mô xung quanh khớp và là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh.

1. Các vị trí trên cơ thể thường bị thoái hóa khớp :

Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng các khớp trên cơ thể như như đầu gối, cột sống, háng, ngón tay, cổ chân…

1.1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp nhất. Xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng hạn chế trong di chuyển.

1.2. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường sẽ gây khó khăn khi di chuyển. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, bao gồm háng, đùi, mông, đầu gối. Cơn đau có thể nhói và buốt hoặc có thể đau âm .

1.3. Thoái hóa khớp cùng chậu

Triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, hông, cảm giác tê bì chân khi ngồi lâu một tư thế, mệt mỏi. Khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên sẽ bị viêm khớp, sưng đau.

1.4. Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Thường gặp ở người lớn tuổi. Do lượng máu đến các khớp và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.

1.5. Thoái hóa khớp cổ chân

Thường gặp ở người trên 40 hoặc các vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động.

1.6. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp :

2.1. Yếu tố tuổi tác

Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa Tuổi càng cao thì nguy cơ bị  thoái hóa khớp càng nhiều

2.2. Yếu tố gia đình

Các gene bị lỗi quá trình hình thành sụn khớp, cơ thể sản xuất ra các sụn và khớp yếu khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp thường gặp ở người trẻ tuổi.

2.3. Bị chấn thương

Trong sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động….khi bị chấn thương có thể gây hủy hoại sụn khớp trực tiếp. Nếu một phần của khớp đã bị tổn thương như sụn, dây chằng… sẽ kéo theo sự hủy hoại của toàn bộ khớp

2.4. Thừa cân và béo phì

Làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống Những người có thể trạng thừa cân, béo phì làm tăng tải trọng lên các khớp gây ra việc khớp bị hư hỏng sớm.

2.5. Làm việc trong môi trường nặng nhọc

Người phải làm việc trong môi trường với cường độ cao, nặng nhọc như bốc vác, mang vác vật nặng ở tư thế xấu, sử dụng máy công nghiệp nặng, thợ thủ công… có nguy cơ thoái hóa khớp cao.

2.6. Các bệnh về cơ xương khớp

Người có các bệnh về xương khớp như: loãng xương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp… Các bệnh lý này là yếu tố gây hư hỏng các khớp ở mức độ khác nhau và dẫn tới hậu quả khớp bị yếu, thoái hóa sớm.

Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh

3. Thoái hóa khớp thường gặp ở những đối tượng

  • Người lớn tuổi;
  • Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục
  • Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương;
  • Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương;
  • Người thừa cân, béo phì;

4. Dấu hiệu thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường có các biểu hiện sau đây :

4.1. Đau nhức:

Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động, các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu điều trị kịp thời các cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên hơn.

4.2. Cứng khớp:

Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động.

4.3. Xuất hiện tiếng động khi di chuyển:

Các bệnh nhân thoái hóa khớp sẽ có tình trạng phát ra tiếng động khi khớp di chuyển: lạo xạo, lục khục.

– Sưng khớp tại các vị trí thoái hóa :Các khớp thoái hóa bị sưng. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp có phản ứng viêm.

– Giai đoạn nặng cơ của vùng cánh khớp bị teo kèm theo những biến dạng khớp,  lỏng lẻo khớp hoặc trật khớp.

5. Phòng bệnh thoái hóa khớp

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cần lưu ý một số vấn đề sau:

5.1. Duy trì cân nặng hợp lý

 Những người thừa cân, béo phì cần giảm cân. Khi trọng lượng cơ thể tăng thì các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp bàn chân và vùng lưng cũng chịu áp lực lớn.

5.2. Có chế độ ăn khoa học và hợp lý

Nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của cơ, xương khớp, tăng cường các loại hoa quả, trái cây nhiều vitamin C, bổ sung vitamin D… thì cần hạn chế các món ăn làm tăng lượng mỡ máu.

5.3. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày

Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và khớp. Không nên chọn môn thể thao vận động với cường độ quá mạnh vì nếu trong lúc tập luyện phải gắng sức hoặc nóng vội có thể gây ra chấn thương hay gây ảnh hưởng tới các lớp sụn mới còn non yếu.

5.4. Hạn chế khuân vác nặng

– Cần hạn chế mang vác vật nặng, nếu làm việc trong môi trường phải mang vác vật nặng cần đeo đồ bảo hộ. Tránh ngồi sai tư thế.

6. Cách điều trị thoái hóa khớp

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm: Điều trị không dùng thuốc, điều trị nội khoa dùng thuốc.

6.1. Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc

Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Việc điều trị không dùng thuốc bao gồm:

  • Giảm cân ( khi bệnh nhận bị thừa cân nặng )
  • Điều chỉnh chế độ ăn
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ :  nhiệt trị liệu (chườm nóng, chườm lạnh) hay châm cứu , mát xa…

6.2. Điều trị nội khoa dùng thuốc

Hiện tại vẫn chưa có thuốc có thể làm ngừng sự tiến triển của tình trạng hủy khớp do thoái hóa. Thuốc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu hỗ trợ giảm đau, kháng viêm được dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.