BỆNH TRĨ – CĂN BỆNH CỦA GIỚI VĂN PHÒNG

Nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh trĩ

 

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều. Thói quen nhịn đi đại tiện, ít vận động, ăn uống không đủ chất, uống nhiều rượu bia,… Mà dân văn phòng trở thành một trong những đối tượng có nguy cơ bị bệnh Trĩ cao.

Bình thường, trong ống hậu môn luôn tồn tại các búi trĩ, bao gồm: Trĩ ngoại nằm trong khoảng dưới da ống hậu môn, được da che phủ. Và trĩ nội nằm trong khoảng dưới niêm mạc của ống hậu môn ở trên đường lược.

Thông thường, các búi trĩ cung cấp từ 15-20% áp lực lúc nghỉ của ống hậu môn. Làm cho hậu môn luôn đóng kín. Điều này rất quan trọng vì các cơ thắt không thể đóng kín hoàn toàn hậu môn. Các triệu chứng bất thường liên quan đến những búi trĩ này tạo nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.

1. Vì sao “dân văn phòng” dễ mắc bệnh trĩ ?

Bệnh trĩ thường gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên. Hội chứng lỵ, các nguyên nhân tăng áp lực ổ bụng.(viêm phế quản mãn gây ho nhiều, suy tim, xơ gan,…). Sa sàn chậu, những u bướu vùng hậu môn trực tràng cũng là nguyên nhân của trĩ.

Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Y tế, có đến 50% dân số mắc bệnh này. 2/3 trong tổng số bệnh nhân trĩ là dân văn phòng. Những người làm văn phòng, phải ngồi nhiều từ 6-8 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Trong thực tế, số lượng nhân viên văn phòng bị bệnh trĩ phải phẫu thuật là cao nhất.

2. Nguyên nhân dân văn phòng là đối tượng dễ mắc bệnh Trĩ

2.1 Ngồi nhiều, lười vận động:

Tính chất công việc đặc thù của dân công sở là ngồi nhiều. Từ 6-8 tiếng mỗi ngày, 5-6 ngày/ tuần. Việc cơ thể ở tư thế ngồi liên tục trong nhiều giờ liền. Kéo dài nhiều ngày trong tuần, tháng sẽ làm tăng áp lực lên phần thân dưới. Trong đó có hậu môn – trực tràng, khiến cho tĩnh mạch cạnh đó buộc phải giãn ra, hình thành các búi trĩ.

2.2 Lười uống nước, ăn nhiều đồ khô :

Thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh. Nên cơ thể ít bài tiết mồ hôi hơn thông thường. Hoặc do thói quen làm việc miệt mài dân công sở hay quên uống nước. Điều này có thể khiến cho phân bị khô và cứng hơn, tăng nguy cơ bị táo bón. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây trĩ. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm khô, cứng. Cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ bị Trĩ.

2.3 Stress trong công việc:

Là một trong những yếu tố làm giảm nhu động ruột. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu và táo bón.

2.4 Nhịn đại tiện, dùng nhiều sức khi đi đại tiện:

Khi đang làm dở việc hoặc đang họp hành, gặp gỡ đối tác,… nhiều người bị rơi vào tình huống phải nhịn đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu điều này lặp đi lặp lại và trở thành một thói quen thì bạn cần phải thay đổi ngay bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trực tràng. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng nhiều sức khi đi vệ sinh bởi điều này cũng làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.

2.5 Biếng ăn rau xanh và hoa quả tươi:

Hai trong ba bữa ăn chính của dân văn phòng phải ăn đồ mua từ bên ngoài. Chưa bàn đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm thì thức ăn bên ngoài thường không cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ có trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt lại đặc biệt cần thiết để ngăn ngừa táo bón, giúp phân lỏng hơn, đồng thời hạn chế mức độ chèn ép của phân lên trực tràng – hậu môn và giảm nguy cơ bị Trĩ.

2.6 Uống nhiều rượu, bia:

Thói quen nhậu, uống rượu bia sau giờ làm cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở dân văn phòng hơn đối tượng thuộc nhóm ngành nghề khác. Đồ uống có cồn không tốt cho hệ tiêu hóa, dùng với mật độ thường xuyên có thể gây táo bón, Trĩ.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

 

3. Những nguy cơ dân văn phòng phải đối mặt khi bị Trĩ ?

Giống như những bệnh nhân khác, khi bị Trĩ, dân văn phòng có thể xuất hiện các biểu hiện sau :

  • Đau rát, khó khăn khi ngồi.
  • Chức năng hậu môn bị rối loạn: nhớp nháp, hôi hám ở khu vực hậu môn, mất tự chủ khi đi đại tiện.
  • Chảy máu
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: do vị trí của hậu môn và vùng kín của nữ giới khá gần nhau, vì thế vi khuẩn, chất bẩn từ búi trĩ có thể dễ dàng thâm nhập và gây một số bệnh tại vùng kín của nữ giới.
  • Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi búi Trĩ bị nghẹt lâu ngày.

4. Cách phòng ngừa bệnh Trĩ ở dân văn phòng

kiểm soát và điều trị trĩ của dân văn phòng

 

Bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi “tầm ngắm” của bệnh trĩ nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không ngồi quá lâu và ngồi ở một tư thế : Nên tập thói quen sau 30 phút – 1 giờ thì đứng dậy, đi lại khoảng 5-10 phút để thư giãn, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng.
  • Uống nhiều nước: Dùng đủ 1.5-2.5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt.
  • Ăn nhiều chất xơ : Tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt
  • Thay đổi một số thói quen không tốt cho sức khỏe: nhịn đại tiện, tiểu tiện.
  • Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ nhuận tràng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để giảm đi nguy cơ bị Trĩ

BYTRIPROHỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị Trĩ – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch .

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.