BÉO BỤNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Béo bụng là tình trạng mỡ tích tụ dưới vùng bụng. Ngoài khía cạnh gây mất thẩm mỹ, việc tích tụ mỡ ở vùng bụng còn có hại cho sức khỏe. Bị béo bụng là tình trạng không hiếm gặp . Nếu bạn có quyết tâm hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp và kiên trì. Béo bụng dẫn đến béo phì và các rối loạn chuyển hoá lipide khác.

1. Nguyên nhân dẫn đến béo bụng
- Sức mạnh cơ bắp giảm: Mỡ bụng phát triển do các cơ ở thành bụng giảm đi .
- Lối sống không lành mạnh: Việc thiếu hoạt động thể chất. Kết hợp với việc tăng lượng calo nạp vào, sẽ thúc đẩy sự gia tăng mỡ nội tạng.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự suy giảm estrogen ở phụ nữ và giảm testosterone ở nam giới. Có thể thúc đẩy quá trình tích trữ mỡ ở bụng.
- Quá trình trao đổi chất chậm lại: Theo tuổi tác, cơ thể đốt cháy ít calo hơn. Và chất béo có xu hướng tích tụ ở bụng.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đúng cách. Uống nhiều bia rượu quá mức cho phép, lạm dụng các loại nước ngọt có ga… Gây nên tích tụ mỡ bụng.
- Chế độ vận động: Ngồi nhiều, lười vận động, lười tập thể dục, do công việc, do thời gian eo hẹp hoặc do thói quen làm cho mỡ bụng bị tích tụ
- Stress:Căng thẳng trong công việc, trong tình cảm hoặc do hoàn cảnh khiến gia tăng tích lũy mỡ bụng.
- Di truyền:Yếu tố di truyền cũng tham gia trong bệnh béo bụng, béo phì.Bố mẹ bị béo bụng những đứa con trong gia đình cũng dễ bị béo bụng.

2. Hậu quả của béo bụng
- Rối loạn chuyển hóa lipid: Người béo bụng thường mắc phải các vấn đề về chuyển hóa lipid. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Bệnh đái tháo đường: Béo bụng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2. Mỡ tích tụ ở vùng bụng gây ra kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
- Ảnh hưởng tới xương khớp: Mỡ thừa ở vùng bụng tạo ra áp lực lớn lên xương khớp, dẫn đến sự thoái hóa và giảm chất lượng cuộc sống do đau nhức và giảm vận động.
- Bệnh tim mạch: Béo bụng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như thoái hóa mạch máu, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính:Người bị béo bụng béo phì thường đi kèm rối loạn chuyển hoá lipide và một số bệnh lý khác
3. Đối tượng thường gặp ở người béo bụng
- Người có chế độ ăn uống sai quy cách.
- Người lười vận động, lười tập thể dục.
- Người ngồi bàn giấy.
- Người nghiện mạng xã hội, nghiện game.
- Người bị stress, mất ngủ, lo âu.
- Người có bố mẹ bị béo bụng béo phì.
4. Cách khắc phục béo bụng
Để hạn chế sự tích tụ mỡ bụng và làm giảm mỡ bụng nên:
- Tập thể dục thường xuyên: Bơi lội, đạp xe, chạy bộ kết hợp với các bài tập tăng cường cơ bắp
- Chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng: Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, giàu protein, chất xơ và axit béo thiết yếu.
- Duy trì chất lượng giấc ngủ: Duy trì giấc ngủ chất lượng để điều chỉnh các hormone liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn hạn chế việc hình thành mỡ bụng.
5. Điều trị và phòng ngừa béo bụng
- Thay đổi lối sống :
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, hạn chế thức ăn nhanh, dầu mỡ, chiên rán.
- Giảm thức ăn có nhiều đường, thực phẩm đóng hộp. Giảm bia rượu, kiêng thuốc lá. Không uống các loại nước ngọt có ga.
- Bổ sung rau xanh, hoa quả, chất xơ, uống đủ nước lọc hàng ngày.
- Vận động hợp lý, đưa bộ môn tập thể dục vào cuộc sống đời thường: Tập thể dục buổi sáng, chạy bộ, đạp xe, bơi, yoga, khiêu vũ…
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh stress. Sống hoà đồng với mọi người.

- Dùng muối biển : Dùng muối biển để chườm nóng là một trong những cách giảm mỡ bụng dướitương đối hiệu quả.
- Mật ong và chanh : Cả mật ong và chanh đều có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tốt cho mục đích giảm mỡ.
- Massage bấm huyệt : Phương pháp massage bấm huyệt với công dụng thư giãn mà ít ai biết rằng nếu duy trì liên tục có thể đánh bay mỡ vùng bụng rất hiệu quả.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo : cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipide, suy thận, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp, tai biến, đột quỵ…theo hướng dẫn của bác sĩ .