NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ NÊN ĂN KHOAI LANG KHÔNG?

 

Khoai lang chứa đường tự nhiên, chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác. Người bị tiểu đường có thể ăn khoai lang không? Để biết người tiểu đường có thể ăn khoai lang không cần biết chỉ số đường huyết của khoai lang bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khoai lang cũng là thực phẩm giàu carbohydrat. Và nhóm dưỡng chất chống ôxy hóa tự nhiên carotenoid giúp ổn định lượng đường huyết và insulin. Ngoài ra, việc ăn khoai lang thường xuyên thúc đẩy quá trình sản sinh adiponectin. Hormone điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai lang là thực phẩm chứa ít tinh bột, chứa nhiều chất xơ và nước. Giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ chậm chất dinh dưỡng. Lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường. Rất tốt trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Khoai lang là loại đường tự nhiên có vị ngọt, phóng thích đường từ từ vào máu. Giúp đảm bảo một nguồn cân bằng và thường xuyên của năng lượng.

Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang thực tế là thức ăn tốt cho những người bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu cho thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.

1. Chỉ số đường huyết của khoai lang

Mặc dù khoai lang chứa nhiều tinh bột nhưng lại ít calo và hàm lượng đường thấp. Ngoài ra, thực phẩm này giàu chất xơ giúp người bệnh có cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và duy trì lượng đường trong máu. Trong 100g khoai lang chứa khoảng 28.5g Carbohydrate với chỉ số đường huyết thấp khoảng 50. Quá trình chế biến khoai lang cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số GI của loại thực phẩm này.

  • Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc chỉ khoảng 44.
  • Chỉ số đường huyết của khoai lang chiên là 75.
  • Chỉ số đường huyết của khoai lang nướng là 82.

Ngay cả cách luộc khoai cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi được cơ thể hấp thụ. Chẳng hạn như khi luộc khoai lang 30 phút thì chỉ số GI thấp khoảng 46 nhưng chỉ luộc 8 phút thì chỉ số đường huyết lên tới 61.

2. Các thành phần tốt cho cơ thể trong khoai lang:

Ngoài ra, trong khoai lang còn có các thành phần rất tốt cho cơ thể như:

  • Carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.
  • Vitamin C và beta-carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
  • Một lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
  • Nhiều protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin.
  • Không những vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là có lợi cho những người bị rối loạn đường huyết và người béo phì. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một lợi ích khác của khoai lang là giảm tác hại của các gốc tự do gây ra, ăn khoai lang cũng tốt cho hệ tiêu hoá, giảm hội chứng ruột kích thích.

3. Người tiểu đường có nên ăn khoai lang được không?

  • Người tiểu đường chỉ nên ăn nửa củ khoai lang cỡ vừa.
  • Luộc hoặc hấp khoai lang là cách chế biến tốt nhất
  • Khi ăn khoai lang, nên hạn chế dùng thêm các loại các thực phẩm giàu tinh bột khác, tránh nạp quá nhiều tinh bột một lúc khiến đường huyết tăng nhanh. Khi ăn khoai lang cần ăn kèm thêm rau xanh để làm chậm quá trình hấp thụ và chuyển hóa đường.

4. Một số loại khoai lang có chứa các thành phần tốt cho người bệnh tiểu đường :

  • Khoai lang tím: Có vỏ và ruột đều màu tím, giống Nhật Bản. Ngoài các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin có tác dụng tốt trong việc điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn béo phì nên người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ăn khoai lang tím với lượng thích hợp.

  • Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo): Đôi khi được gọi là khoai lang trắng có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Loại khoai này có chứa caiapo có thể làm chậm hấp thu đường huyết sau ăn. Caiapo cũng được chứng minh là chất có thể làm giảm cholesterol. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, phòng các biến chứng nguy hiểm.

  • Khoai lang cam: Có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Khoai lang cam có  hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây, chỉ số GI thấp nên nhiều người tiểu đường có thể lựa chọn

Về việc ăn khoai lang nếu chỉ sử dụng với lượng vừa đủ, loại thực phẩm này hoàn toàn tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý ăn ở mức độ vừa phải cũng như chế biến đúng cách. Bên cạnh sử dụng khoai lang, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý sử dụng các loại thực phẩm khác phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.