Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn nội tiết mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường trong máu, theo thời gian sẽ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng lên tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh nếu đường huyết tăng cao kéo dài không kiểm soát.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Để kiểm soát đường huyết thành công, ngoài việc dùng thuốc, cần có chế độ ăn kiêng nhưng vẫn phải bảo đảm dinh dưỡng. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết và an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Do đó, người tiểu đường nên biết cách nhận định chỉ số đường huyết của thực phẩm, từ đó biết cách cần giữ hay loại bỏ thực phẩm đó trong chế độ ăn hằng ngày.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cân, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Thực phẩm phải có đầy đủ dưỡng chất gồm tinh bột, chất xơ, chất béo….
Ở người bệnh tiểu đường, việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm, bởi chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc.
Người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng nhóm bột đường khi ăn hạn chế, chỉ một lượng nhất định (cỡ nắm tay) trong bữa ăn.
Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có ít calo và tinh bột.
Tỷ lệ năng lượng do chất béo là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Người lớn tuổi bị tiểu đường nên sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể, hỗ trợ các mô thần kinh và hormone, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K.
Đây là quả “số 1” về lượng vitamin C. Trong múi bưởi có chứa các enzym giúp hấp thu đường, nhờ đó giảm lượng mỡ dự trữ từ đường chuyển hóa thành.
Đây là những axit amin có khả năng duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm, đồng thời giảm hàm lượng cholesterol và chỉ số đường huyết.
Cà chua không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Cam giàu vitamin C, canxi, phốt-pho, kali, axit citric caroten, hesperidin, chất xơ… vừa tốt cho quá trình chuyển hóa của đường ruột vừa giúp giảm sự tích lũy độc tố, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
Có chỉ số GI thấp tốt cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường, cháo yến mạch còn cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trong 1 quả kiwi xanh chứa 4g chất xơ và dồi dào vitamin cùng khoáng chất có lợi cho cơ thể và rất an toàn cho việc kiểm soát đường huyết của bạn
Trong quả dâu tây ít gây tăng đường huyết và chứa rất nhiều chất anthocyanin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch của bệnh tiểu đường.
Quả ổi là loại trái cây tuyệt vời cho người bị tiểu đường vì chỉ số GI thấp và có tác dụng hạ đường huyết trong máu và giảm kháng insulin cực kỳ tốt.
Quả khế chứa rất ít đường và nhiều chất xơvì vậy mà người bệnh tiểu đường không cần lo lắng về vấn đề tăng đường huyết khi ăn khế. Khế vừa là lựa chọn an toàn vừa giúp người bệnh bổ sung thêm kali, vitamin C, vitamin A,… để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ miễn dịch và tốt cho thị lực.
Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có chất anthocyanin. Đặc biệt, quả mọng giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường hiệu quả của insulin đồng thời giúp kiểm soát cân nặng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Chứa đến 87% là nước và nhiều vitamin, chất xơ giúp kiểm soát đường huyết, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ. Hoạt chất anthocyanin có trong quả lê được coi là chất giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2.
Trung bình mỗi quả mận có GI là 19 nên rất an toàn cho người bị tiểu đường. Hơn nữa, mận còn rất ít calo và nhiều chất xơ giúp giảm hấp thu chất béo và đường từ trong thức ăn vào cơ thể. Từ đó, mận hỗ trợ hiệu quả cho đường tiêu hóa và quá trình giảm cân cho người bị béo phì.
Việc kiêng không ăn bơ với người bệnh tiểu đường là một sai lầm, vì bơ là một trong những trái cây có chỉ số GI thấp nhất (chỉ số GI của bơ là 15). Bơ rất an toàn với người bệnh tiểu đường bởi loại trái cây này còn giúp giảm lượng mỡ xấu trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Quả lựu có nhiều tác dụng có lợi đối với bệnh nhân đái tháo đường. Lựu giúp kiểm soát đường huyếtnhờ các chất như: chất xơ hòa tan, anthocyanin, punicalagin,…Ngoài ra lựu còn làm giảm lượng mỡ xấu, tăng lượng mỡ nhằm phòng tránh các nguy cơ tạo các mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.
Đường huyết có thể được kiểm soát nếu bạn ăn dưa leo thường xuyên. Chỉ số GI thấp, dưa leo không những không làm tăng đường huyết mà còn giúp tăng độ nhạy cảm của insulin nên hạ được đường huyết. Đồng thời, dưa leo còn làm giảm mỡ máu và chống lão hóa.
Bữa ăn nhẹ với hạnh nhân, hạt điều hoặc thậm chí là hạt dẻ cười. Một nghiên cứu đã cho kết quả phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, nếu ăn hạt dẻ cười sẽ giúp giảm lượng đường máu tốt hơn nhóm bánh mỳ nguyên hạt. Chỉ với ¼ cốc hạt mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm chỉ số cơ thể BMI và nguy cơ tiểu đường.
Các loại rau có lượng calo thấp và chứa nhiều magie, điều này rất tốt vì magie làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại rau có màu sẫm như rau cải xoăn cung cấp vitamin A, C, E, canxi và sắt. Rau xanh cũng chứa nhiều kali, rất có lợi vì vitamin K làm thư giãn mạch máu và giảm huyết áp. Chất xơ trong rau cũng có thể cải thiện lượng đường trong máu.
Cũng là một trong những loại rau cho người tiểu đường, có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và magie, giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt. Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Cũng là một trong những loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Quế có khả năng hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết, lượng cholesterol và triglycerid ở bệnh tiểu đường tuýp 2, làm tăng độ nhạy insulin cho cơ thể.
Là một trong các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường bởi thành phần curcumin. Curcumin có thể làm giảm viêm nhiễm mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường.
Là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường lành mạnh nhất. Các loại cá béo bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích. Chúng mang lại những giá trị dinh dưỡng như: Cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm. Và cải thiện chức năng của động mạch. Và là nguồn đạm nạc được khuyên dùng cho bất kỳ chế độ ăn lành mạnh nào. Đặc biệt là bệnh tiểu đường, tim mạch.
Dưới đây là quy tắc giúp người già bị bệnh tiểu đường có thể tránh được những thực phẩm không tốt cho sức khỏe:
Những sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị tiểu đường:
Tinh bột hay đường có trong thực phẩm tự nhiên đóng vai trò quan trọng cho cơ thể. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn.
Nhiều người có quan niệm ăn càng nhiều thịt đỏ càng tốt cho cơ thể. Dù thịt đỏ có tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng nếu ăn quá nhiều gây tăng cholesterol trong máu, nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.
Chất béo có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Giúp hấp thụ một số vitamin tan trong dầu. Do vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt hoàn toàn chất béo. Mà chuyển sang chất béo không bão hòa.
Đường (glucose) được chứa dưới nhiều dạng. Nhiều người thường có suy nghĩ đường chỉ có ở thực phẩm có vị ngọt. Nhưng thật ra đường còn có nhiều ở các thực phẩm khác như: cơm, bánh mì, lúa mạch, khoai, đậu, snack, mì, miến, củ cải, tương ớt, tương cà, sốt đóng.
♦ Khi chỉ số đường huyết không được kiểm soát tốt. Nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng. Do đó khi ăn những thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, chỉ số insulin và nguy cơ viêm nhiễm sẽ được giảm thiểu ở mức tối thiểu giúp phòng chống các biến chứng. Bạn luôn nhớ rằng, mặc dù những thực phẩm này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng quan trọng nhất trong việc quản lý lượng đường trong máu là tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng tổng thể. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.