CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều hình thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ. Kkhông thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường…
Trước đây, mọi người cho rằng chỉ người cao tuổi mới bị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, gần đây hội chứng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi.
Mất ngủ ở người trẻ tuổi được phân làm 2 loại :
- Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá một tháng.
- Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần. Kéo dài từ 1 tháng trở lên.

1. Triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi
- Khó ngủ : Đây là tình trạng điển hình mất ngủ ở người trẻ. Không thể chìm vào giấc ngủ sâu dù đã cố gắng nằm trên giường trong thời gian dài.
- Thường xuyên thức giấc trong đêm: Giấc ngủ dễ bị gián đoạn và thường thức giấc nhiều lần giữa đêm. Cũng là một biểu hiện triệu chứng mất ngủ ở người trẻ.
- Thức dậy sớm và không thể tiếp tục ngủ: Một số trường hợp mất ngủ ở người trẻ là tình trạng thường xuyên tỉnh dậy vào sáng sớm. Và không thể tiếp tục ngủ lại.
- Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy: Sau một đêm dài, bạn vẫn cảm thấy như chưa được nghỉ ngơi. Và cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
2. Các phương pháp điều trị mất ngủ tại nhà :
- Thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày: Điều chỉnh giờ đi ngủ, tránh tiếp xúc với ánh sáng màn hình điện tử trước khi ngủ. Và tăng cường vận động cơ thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Không gian phòng ngủ : bố trí không gian phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ, không ồn. Có thể nghe nhạc thư giãn, để điện thoại xa giường ngủ, không đặt tivi trong phòng ngủ. Hạn chế ngủ ngày.
- Dùng các thực phẩm như gạo lứt, lạc, đậu nành và các loại đậu, các loại hạt, cá và các loại thịt trắng, các sản phẩm từ sữa, trứng gà, chuối; sô cô la… Giàu tryptophan giúp cơ thể sản sinh ra serotonin và melatonin.
- Kiểm soát stress, thư giãn. Tăng cường vận động nhẹ nhàng, tập thiền, yoga, bơi, đạp xe… Có thể ngâm chân nước nóng, tắm nước ấm.

- Đảm bảo tiêu hóa tốt bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Đồng thời không ăn, không bỏ bữa, nên ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu hóa trước ngủ. Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Không ăn đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ… đặc biệt là trước khi ngủ.
- Điều trị các bệnh gây ảnh hưởng giấc ngủ: thiếu máu não, phì đại tiền liệt tuyến, viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống…
- Sử dụng TPBVSK có nguồn gốc từ thảo dược giúp ổn định thần kinh. Ổn định tuần hoàn máu não cũng là một sự lựa chọn tối ưu để cải thiện mất ngủ mà vẫn an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài.
Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 – Giải pháp giúp ổn định thần kinh, cải thiện mất ngủ kéo dài ở người trẻ hiệu quả.
Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Một số mẹo phòng ngừa chứng mất ngủ ở người trẻ
Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để phòng ngừa chứng khó ngủ, mất ngủ:
- Điều chỉnh sinh hoạt, sắp xếp thời gian, làm việc một cách khoa học. Điều này giúp hình thành phản xạ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ cuối tuần.
- Tạo ra một môi trường ngủ tốt. Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh. Hạn chế mang vào phòng ngủ những thứ có thể ảnh hưởng giấc ngủ như tivi, máy vi tính, điện thoại…
- Tránh ngủ nhiều ban ngày
- Có thể tắm nước ấm để cơ thể thư giãn trước khi ngủ khoảng một đến hai tiếng. Không nên tắm trễ bằng nước lạnh và tắm sát giờ ngủ.
- Tập thể dục và vận động, thường sẽ xuyên giúp cơ thể xua tan đi mệt mỏi.
- Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu cảm thấy không thể ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác.
- Trước khi đi ngủ tuyệt đối không ăn no và uống nhiều nước.
- Giới hạn việc tiêu thụ chất kích thích như giảm cà phê, thuốc lá và đồ uống có cồn. Đặc biệt là vào buổi chiều, tối.
- Vận động cơ thể mỗi ngày giúp cải thiện giấc ngủ. Nhưng nên tránh vận động quá mức trước khi đi ngủ.
- Thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hay thiền định giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.
- Tâm lý thoải mái không suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng trước khi ngủ.
Nếu mất ngủ do bệnh lý tâm thần, trầm cảm, lo âu, rối loạn nhịp thức ngủ … thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Đặc biệt, không nên lạm dụng thuốc ngủ, chỉ sử dụng thuốc ngủ theo chỉ định của bác sĩ.