Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tê bì tay chân là hiện tượng rất thường gặp. Nó được xem là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh. Gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ người già đến người trẻ. Và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì tay chân như: dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép. Biến chứng của bệnh tiểu đường hoặc cũng có thể là bạn đang phải ngồi quá lâu.
Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác. Hay dị cảm ở một phẩn hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường như kim châm. Hay kiến cắn và hoàn toàn không liên quan đến kích thích cảm giác. Ngoài ra, người bệnh nặng còn có thể cảm thấy đau, liệt đầu chi,… Những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn và lan lên cổ tay hay cánh tay,… Khiến cho người bệnh giảm cảm giác hay thậm chí là mất cảm giác.
Hiện nay, tê bì tay chân được chia làm 2 loại:
– Tê bì tay chân sinh lý: xảy ra khi ngồi lâu hoặc cầm nắm vật gì đó trong một thời gian dài dẫn đến tê bì tay chân. Đối với loại này, triệu chứng tê bì chân tay sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị.
– Tê bì tay chân bệnh lý: đây có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh lý nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay trái, phải kèm theo đau nhức xương khớp. Trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý sau:
Thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn. Cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống hai tay. Hoặc đau từ thắt lưng xuống hai chân.
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống. Từ đó dẫn đến tê bì cánh tay cùng hai chân khiến vận động của cơ thể bị hạn chế.
Khi khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn. Tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ làm tay, chân vận động khó khăn. Và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương cũng sẽ gây tê bì tay chân. Và thường xảy ra sau khi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí. Và đi kèm cơ cứng khớp.
Đây là một loại bệnh bẩm sinh với tình trạng cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại. Làm các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép, gây ra gây tê tay chân liên tục kéo dài. Tình trạng này nếu để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.
Các vấn đề liên quan đến thị lực, tê, ngứa, yếu cơ… là biểu hiện của đa xơ cứng. Bệnh này có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Gây tổn thương màng bọc Myelin và dẫn đến triệu chứng tê bì chân tay.
Tình trạng này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương làm rối loạn cảm giác, dẫn đến tê tay chân. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, sặc phổi.
Đây là là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não. Dấu hiệu tê tay chân là do các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch. Gây xơ cứng, hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh.
– Làm việc không khoa học
Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động. Và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Dẫn đến tê tay chân, cơ thể mệt mỏi.
– Sinh hoạt sai tư thế
Những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: nằm nghiêng người, gối quá cao, đi giày cao gót thường xuyên,… Đều có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tê chân tay.
– Nguyên nhân tê tay chân do chấn thương
Dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do ngã, tai nạn, va chạm cũng sẽ khiến tê bì chân tay.
– Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng ống cổ tay và hội chứng ống cổ chân
– Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng do áp lực công việc, cuộc sống kéo dài có thể kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, gây ra hiện tượng ngứa và tê bì.
Để phòng ngừa tình trạng tê tay nói riêng và cả các bệnh lý nguy hiểm khác, mỗi người nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt, ăn uống cùng chế độ tập luyện khoa học, lành mạnh.
– Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi chất tốt cho cơ thể, hệ xương khớp, hệ thần kinh, máu như vitamin D, canxi, vitamin K…
– Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, phù hợp với thể trạng để xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, máu huyết được lưu thông ổn định…
– Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh ngồi lâu một vị trí, có thể đi lại khoảng 5-10 phút sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ. bên cạnh đó, cũng cần tránh làm việc trong nhiều giờ liền, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực quá nhiều vì công việc.
– Các thực phẩm, đồ uống, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán… cần được hạn chế tối đa vì những loại thực phẩm này không chỉ có những hoạt chất gây hại làm cho tình trạng tê tay chân ngày càng nghiêm trọng hơn mà còn lấy đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp, hệ thần kinh và máu.
– Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân.
– Lựa chọn sử dụng những sản phẩm bổ trợ giúp tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm đi các triệu chứng tê bì tay chân gây khó chịu cho người bệnh.
Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.
Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..
Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.
Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất