VAI TRÒ CỦA MUỐI VÀ TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG QUÁ NHIỀU MUỐI

 

Muối là một loại gia vị góp phần tạo hương vị cho thực phẩm và hoạt động như một chất bảo quản. Muối giúp thư giãn và co cơ, hỗ trợ cân bằng khoáng chất và nước có thể hấp thụ. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nặng nề.

Muối biển có thành phần chính là NaCl giúp cân bằng thủy dịch và điều chỉnh huyết áp trong cơ thể. Muối biển được coi là vượt trội về mặt dinh dưỡng so với muối ăn. Vì nó được xử lý tối thiểu nên có chứa một số khoáng chất bao gồm kali, sắt và canxi. Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện ở dạng vi lượng nên bạn sẽ phải tiêu thụ một lượng rất lớn. Để đạt được gần bằng lượng khoáng chất trên so với các sản phẩm khác.

1. Tác dụng của muối biển :

1.1. Cung cấp nước cho cơ thể

Muối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động duy trì mức độ hydrat hóa và huyết áp ở mức cân bằng. Do đó, khi không cung cấp đủ lượng natri cần thiết cho cơ thể. Có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Đặc biệt là khi tập thể dục hoặc vận động thể chất với cường độ cao.

Cân bằng thủy dịch trong cơ thể cũng rất quan trọng để duy trì mức huyết áp ổn định. Do đó, khi tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều natri. Có thể dẫn đến thay đổi huyết áp ở những người nhạy cảm với muối ăn kiêng.

1.2. Hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa

Clorua cần thiết để sản xuất axit dạ dày và natri clorua chứa trong muối. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng trong ruột. Sau khi chúng bị nghiền nát. Do đó, tiêu thụ đủ muối sẽ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa tối ưu.

1.3. Sức khỏe da

Tắm muối biển được cho là làm giảm khô da và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Một số nghiên cứu khác cho thấy nồng độ natri clorua trong cơ thể và da cao. Có thể làm tăng số lượng tế bào miễn dịch dẫn đến làm giảm các phản ứng viêm liên quan đến da khô và ngứa.

Trong muối chứa khoảng 40% natri và 60% clorua. Trong khi đó, natri là loại khoáng chất thiết yếu thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp. Khi đi kèm với clorua sẽ giúp cơ thể cân bằng nước và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến sức khỏe của cơ thể gặp phải vấn đề xấu.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mỗi người chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày (khoảng 1 muỗng cà phê). Tuy nhiên trẻ sơ sinh và người trên 50 tuổi nên ăn khoảng 0,3 – 1,5g muối/ngày.

2. Hậu quả của việc khi cơ thể dung nạp quá nhiều muối?

2.1. Đầy hơi – khó

Nếu bữa ăn hằng ngày của bạn có lượng muối cao hoặc cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối trong một ngày sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi do thận không thể lọc hết lượng natri dư thừa ra khỏi máu. Đồng thời dấu hiệu cảm thấy buồn nôn , tiêu chảy, dạ dày khó chịu hoặc bị chuột rút do ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn uống khiến cơ thể bị mất nước và dạ dày sẽ cảm nhận được điều đó.

2.2. Sưng phù

Sưng phù là một dấu hiệu của quá nhiều natri tích tụ trong cơ thể sẽ làm co nước trong cơ thể giữ lại làm cho các bộ phận cơ thể như mặt, tay, chân và mắt cá chân có nhiều khả năng bị sưng tấy nhất. Nếu sưng húp hơn bình thường, hãy xem đang ăn bao nhiêu muối.

2.3. Tăng cân nhanh

Khi giữ nước, cơ thể thường tăng cân. Nếu tăng cân nhanh chóng trong một tuần hoặc thậm chí vài ngày, đó có thể là do nạp quá nhiều muối.

2.4. Không thể làm dịu cơn khát

Bất kỳ bữa ăn nhiều muối nào cũng gây ra cơn khát dữ dội. Nếu gần đây thực sự khát nước, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đang ăn quá nhiều muối. Khi điều đó xảy ra, cơ thể sẽ bị mất nước. Lúc này cơ thể sẽ uống nhiều nước, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể dẫn đến tình trạng tăng natri máu

2.5. Đau đầu

Nếu bị đau đầu thường xuyên hoặc thỉnh thoảng thì nên xem lại việc tiêu muối của cơ thể. Ăn muối khiến huyết áp tăng gần như ngay lập tức ở một số người đau đầu là triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp.

2.6. Tăng nguy cơ bị sỏi thận

Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến dễ hình thành sỏi thận. Điều này là do lượng muối dư thừa làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Sỏi thận hình thành khi canxi kết hợp với oxalat hoặc acid uric trong nước tiểu.

2.7. Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.

2.8. Ảnh hưởng đế xương và gây loãng xương

Đối với người cao tuổi, nên hạn chế sử dụng muối trong khẩu phần ăn. Vì tiêu thụ quá nhiều muối có thể có ảnh hưởng đến xương. Muối sẽ khiến canxi từ xương giảm dần .,Việc mất canxi từ xương khiến các bộ phận này trở nên yếu, dễ gãy và tăng nguy cơ loãng xương.

3. Cách cắt giảm lượng muối ăn

  • Việc ăn nhiều muối là không tốt, tuy nhiên nếu ăn quá nhạt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vì có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon,… Do đó, cần đảm bảo lượng muối phù hợp trong mỗi bữa ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Để giúp cắt giảm lượng natri dư thừa trong chế độ ăn uống, hãy cố gắng nấu ăn ở nhà càng nhiều càng tốt. Bữa ăn tại nhà hàng thường chứa nhiều natri, do đó nấu ăn tại nhà giúp kiểm soát lượng muối trong thức ăn.
  • Bạn có thể giảm muối bằng cách, khi chế biến món ăn hãy hạn chế nêm, ướp muối. Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta có thể sử dụng nhiều món ăn hấp, luộc thay cho các món kho, xào, nướng và hạn chế dùng gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn. Không nên sử dụng những loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa cà muối, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói.
  • Tăng cường trái cây tươi và rau xanh trong thực đơn hàng ngày là một trong những cách ăn giúp hạn chế muối rất tốt. Với cách làm này, bạn sẽ giảm được lượng thức ăn mặn và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho sức khỏe hơn từ rau quả.
  • Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp ở mức khỏe mạnh.

Từ xưa đến nay, người Việt thường có thói quen ăn mặn và trong những món ăn hằng ngày đều có một số món chứa rất nhiều muối như nước mắm, mắm tôm, cá kho, cá muối, thịt muối, dưa cà muối…Để thay đổi thói quen sử dụng muối là việc làm không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm thì điều này hoàn toàn có thể làm được.