VIÊM DA CƠ ĐỊA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Viêm da cơ địa bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh thường nặng thêm do các tác động của yếu tố môi trường (bụi, ô nhiễm, hóa chất,…). Da xuất hiện các mảng viêm đỏ, bong vảy, ngứa dữ dội, đỏ rỉ dịch . Người bệnh bị tổn thương da cảm thấy mệt mỏi, giảm tự tin khi giao tiếp và giảm chất lượng cuộc sống.
1. Nguyên nhân viêm da cơ địa
Do yếu tố di truyền , ngoài ra do các nguyên nhân khác như thay đổi xà phòng, chất tẩy rửa, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường, mặc quần áo lông cừu, tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng , rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh…
Các triệu chứng thường gặp :
- Ngứa, nóng rát và sưng đau ở da.
- Nhiễm trùng da : Da khô sần sùi kéo dài dai dẳng, da thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ
- Ngứa âm ỉ đến dữ dội
- Bệnh hen suyễn
- Viêm da thần kinh mạn tính
- Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng
- Rối loạn giấc ngủ
2. Điều trị viêm da dị ứng
2.1. Điều trị tại nhà
- Tắm nước ấm: Có thể pha thêm một ít bột baking soda hoặc yến mạch xay nhỏ vào với nước ấm, ngâm mình trong 10 – 15 phút rồi lau khô
- Không gãi khu vực bị ngứa: Có thể sử dụng đầu ngón tay ấn nhẹ vào khu vực bị ngứa để làm giảm cảm giác khó chịu;
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Xà phòng không mùi và không chất tẩy sẽ tránh làm cho da bị kích ứng.
- Mặc quần áo thoải mái: Trong điều trị viêm da cơ địa, cần giảm kích ứng da bằng cách tránh mặc quần áo chật và cứng.
- Tránh căng thẳng và lo lắng: Stress và các rối loạn về mặt tâm lý có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm.
- Dưỡng ẩm cho da: Bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với da ít nhất hai lần một ngày;
- Hạn chế tắm quá lâu: Tắm nước ấm trong khoảng thời gian 10 – 15 phút
- Lau khô người thật kỹ sau khi tắm: Sau khi tắm, nhẹ nhàng dùng khăn mềm vỗ nhẹ lên da để thấm nước, tránh cọ xát khăn với da quá mạnh.
2.2. Thực phẩm cho người bị viêm da nên ăn và không nên ăn
- Thực phẩm nên ăn: Các loại cá giàu omega như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi và cá trích; thực phẩm lên men như sữa chua,… thực phẩm có chứa nhiều probiotic ; trái cây và rau củ nhiều màu như táo, cherry, súp lơ xanh, cải bó xôi hay cải xoăn
- Kiêng một số thực phẩm gây dị ứng:
- Thực phẩm nhiều chất béo
- Các loại rau quả : lê, cà rốt, hạt phỉ, cần tây, táo xanh.
- Kiêng ăn đồ ngọt, có nhiều đường
- Sữa và chế phẩm từ sữa
- Đồ ăn và gia vị cay nóng
- Đồ uống có cồn và chất kích thích
- Tránh ăn đồ hải sản
3. Cách phòng ngừa viêm da cơ địa
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm .
- Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
- Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
- Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,…
- Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.
- Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.