CÁC THỰC PHẨM CẦN THIẾT CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN

 

Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thông thường, biểu hiện của táo bón là đại tiện ít hơn ba lần trong tuần, phân cứng rắn và ít, quá trình đào thải phân khó hơn. Đôi khi, táo bón còn gây đau bụng kèm cảm giác đại tiện không hết phân.

Để hỗ trợ chữa táo bón hiệu quả, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ có tính chất phòng ngừa táo bón.

1. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh táo bón

1.1. Chất xơ

Việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến phát sinh bệnh táo bón. Chất xơ có ở trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có 2 loại chất xơ là loại hòa tan trong nước và loại không tan trong nước.

Chất xơ hòa tan trong nước sẽ hấp thụ độ ẩm, giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Chất xơ không hòa tan trong nước hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã mau hơn.

1.2. Uống đủ nước

Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta cần nước để hoạt động tốt nhất. Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị thiếu nước, mất nước. Khi bị thiếu nước và mất nước sẽ dẫn đến phân cứng, gây táo bón.

Cùng với các chất lỏng khác, dịch dạ dày và enzyme, nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể, nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày đối với người trưởng thành.

Khi tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, bạn phải uống nhiều nước. Nước giúp cơ thể tiêu hóa chất xơ và giảm táo bón bằng cách tăng khối lượng phân. Vì vậy, người bệnh cần uống đủ nước nếu không chất xơ có thể gây tác dụng ngược và gây táo bón.

Việc thiếu nước dễ khiến cho phân bị khô, cứng dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy, việc bổ sung đủ nước sẽ làm phân mềm, dễ dàng đào thải ra ngoài.

1.3. Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tăng cường sức khỏe đường ruột.

Vi khuẩn có lợi cho đường ruột và các vi sinh khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.

2. Các thực phẩm tốt cho người bị táo bón

2.1. Rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau thanh mát, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, nhuận tràng rất tốt cho người bị táo bón. Tác dụng nhuận tràng của rau mồng tơi nhờ chất nhày trong rau làm cho phân mềm, kích thích nhu động ruột giúp phòng và điều trị táo bón hiệu quả.

2.2. Rau đay

Rau đay chứa nhiều sắt, chất xơ, canxi… Rau đay cũng chứa nhiều nước và chất nhày, có tác dụng bôi trơn, làm mềm phân, làm tăng lưu chuyển ruột, giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng cho nên rất tốt cho người kém ăn, chán ăn, khó tiêu, táo bón…

2.3. Rau dền

Rau dền có giá trị dinh dưỡng. Ngoài tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, rau dền còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.

2.4. Bắp cải

Đây là thực phẩm làm sạch hệ tiêu hóa giúp loại bỏ những độc tố từ đường tiêu hóa. Bắp cải cũng là một trong những thực phẩm làm mềm phân, bổ sung chúng trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp trị táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể chế biến dưa bắp cải muối giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh.

2.5. Súp lơ

Súp lơ có chứa rất nhiều chất xơ, giúp giảm bớt gánh nặng bên trong hệ tiêu hóa. Bởi vì một lượng nhỏ cellulose mềm dễ tiêu hóa có chứa trong súp lơ. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm nhận được lượng cholesterol trong cơ thể sẽ giảm đáng kể sau khi sử dụng thường xuyên nước ép súp lơ.

2.6. Bông Atiso

Chất inulin trong Atiso hoạt động tương tự như probiotic (trong sữa chua). Nó giúp nuôi dưỡng và làm tăng số lượng của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

2.7. Bông cải xanh

Chứa nhiều sulforaphane, có tác dụng bảo vệ ruột, kích thích tiêu hóa bằng cách ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại.

2.8. Khoai lang

Ngoài việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như: vitamin A, C, D, E, K, B6 cùng các khoáng chất thiết yếu, khoai lang cũng giàu chất xơ dùng tốt cho người bị táo bón vì nó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Chất xơ trong khoai lang giúp điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy qua trình tống chất thải ra khỏi đường tiêu hóa. Nó còn thúc đẩy lợi khuẩn phát triển trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.9. Các loại đậu

Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… đậu chứa nhiều chất xơ hơn hẳn so với các thực phẩm khác. Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan trong đậu đều góp phần kích thích thức ăn di chuyển nhanh trong đường ruột, qua đó giảm táo bón.

2.10. Quả lê

Một quả lê trung bình chứa khoảng 5,5g chất xơ. Chất xơ trong quả lê bao gồm cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Chất xơ trong vỏ quả lê không hòa tan trong nước và giúp di chuyển phân dọc theo ruột. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong phần thịt của quả lê, khi kết hợp với nước tạo thành một chất gel phồng lên trong phân.

Không chỉ giàu chất xơ, ăn quả lê còn có tác dụng nhuận tràng tốt do hàm lượng fructose cao hơn và sự hiện diện của sorbitol, giúp thúc đẩy tăng nhu động ruột, làm cho phân mềm, đại tiện dễ dàng.

2.11. Quả bơ

 Quả bơ là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho bệnh nhân bị táo bón.

2.12. Táo

Táo có lượng chất xơ đáng kể từ vỏ táo, một loại chất xơ không hòa tan và pectin, một dạng chất xơ hòa tan có trong thịt quả.

Một quả táo trung bình có khoảng 4g chất xơ. Nghiên cứu cho thấy, pectin có thể làm giảm các triệu chứng táo bón bằng cách giảm thời gian vận chuyển của phân và tăng tốc độ đào thải phân.

2.13. Bưởi, cam

Trong một quả bưởi và một quả cam chứa khoảng 4g chất xơ. Giống như táo, trái cây họ cam quýt có chất xơ hòa tan ở dạng pectin, giúp giảm táo bón. Ngoài ra, trái cây họ cam quýt cũng có flavonoid naringenin có tác dụng nhuận tràng.

2.14. Chuối

Chuối cũng chính là một trong những cách làm mềm phân táo bón.

2.15. Hạt chia

Mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng hạt chia rất giàu dinh dưỡng đồng thời chứa nhiều chất xơ, protein, acid béo omega-3 và các vi chất dinh dưỡng khác.Hạt chia có thể cải thiện sức khỏe mô ruột, thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn trong đường ruột, thay đổi sự hấp thụ của một số thành phần trong chế độ ăn uống và giảm táo bón.

2.16. Nước chanh pha mật ong

Uống nước chanh pha mật ong vào sáng sớm vừa hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời sẽ giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần pha một thìa cà phê nước cốt chanh vào ly nước ấm thêm vài giọt mật ong, sau đó uống ngay khi vừa ngủ dậy để giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.

3. Thực phẩm người bị táo bón cần hạn chế các thực phẩm

3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua)

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai chứa đường lactose có thể gây đầy hơi, khiến bạn có cảm giác khó chịu hơn khi bị táo bón. Ngoại trừ sữa chua, thì nên hạn chế các loại thực phẩm này.

3.2. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò hay thịt cừu chứa nhiều sắt, protein nên sẽ mất nhiều thời gian tiêu hóa, có thể dẫn đến khó tiêu và làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.

3.3. Bia rượu và các chất kích thích

Bia, rượu hay những loại đồ uống như cà phê, trà gây mất nước, làm hoạt động của nhu động ruột chậm lại. Người bị táo bón nên hạn chế sử dụng chúng.

3.4. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán như gà rán, khoai tây chiên,… nhiều dầu mỡ thiếu chất xơ và chứa nhiều chất béo thường gây chướng bụng, khó tiêu dẫn đến táo bón.

3.5. Socola

Socola chứa hàm lượng chất béo và đường cao có thể làm chậm nhu động ruột và khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ.

4. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bị táo bón cũng cần chú ý đến một số thói quen sinh hoạt lành mạnh khác như

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy tiêu hóa.

  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn

Nên đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tốt nhất là sau khi ăn sáng.

  • Tránh nín nhịn khi muốn đi đại tiện

Nín nhịn có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó đi hơn.

  • Dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

BYTRIPRO –  Hỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị trĩ, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch.

BYTRIPRO là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Hoa hòe, Sinh địa, Đương quy, Hoàng liên, Thăng ma, Hoàng cầm, Trắc bạch diệp, Chỉ xác, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cam thảo, Mè đen,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh Trĩ
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ bị Trĩ

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Người trưởng thành.