THIẾU MÁU NÃO – CĂN BỆNH NGUY HIỂM ĐANG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA

 

Thiếu máu não là một trong những bệnh lý phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần lên. Tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu não lên đến hơn 80%. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

1. Thiếu máu não là gì ?

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng lượng máu lên não giảm, dẫn tới thiếu oxy lên não và giảm các chất dinh dưỡng đi nuôi não. Điều này trực tiếp dẫn tới việc các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó, ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu não

Một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng thiếu máu não như:

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

  • Rối loạn huyết áp: tăng huyết áp, hạ huyết áp
  • Do các cục máu đông, xơ vữa động mạch,..
  • Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim,….
  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch
  • Chấn thương
  • Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,… gây chèn ép dây thần kinh làm giảm lượng máu lên não.
  • Do chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh về thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8).

2.2. Do các nguyên nhân khác

  • Thói quen lười vận động, ngồi văn phòng nhiều, không rèn luyện thể dục, thể thao
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Thay đổi thời tiết, ngồi máy lạnh nhiều
  • Thường xuyên căng thẳng, stress liên tục
  • Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Triệu chứng của căn bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não thường sẽ có nhiều biểu hiện về dễ gây nhầm lẫn với một số căn bệnh khác (ví dụ như: rối loạn tiền đình, tiền mãn kinh,…). Người bệnh thường có tâm lý chủ quan, dẫn tới việc phát hiện và điều trị không được kịp thời. Dưới đây sẽ là một số triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu máu não:

Ÿ Đau nhức đầu: Đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm khoảng 90% trường hợp và cũng xuất hiện sớm nhất. Đau nhức có tính chất lan tỏa hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán.

Ÿ Chóng mặt: Có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng. Người bệnh thấy bập bềnh như say sóng, hoa mắt, tối sầm mặt lại. Nhất là khi phải chuyển từ tư thế nằm sang đứng cách đột ngột.

Ÿ Dị cảm: Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Như cảm giác tê bì kiến bò ở đầu ngón. Trong tai như tiếng ve kêu, cối xay lúa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của người bệnh.

Ÿ Rối loạn giấc ngủ: Gây mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.

Ÿ Rối loạn về sự chú ý: Giảm sự chú ý và giảm đi sự tập trung.

Ÿ Rối loạn về cảm xúc: Dễ cáu, dễ xúc động, không kiềm chế được cảm xúc.

Ÿ Rối loạn trí nhớ: Giảm trí nhớ gần, khả năng sắp xếp lại theo trình tự giảm hay quên.

Ÿ Một số triệu chứng khác: Ù tai, suy giảm thính lực một bên hoặc cả hai bên cách thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, buồn nôn và gây nôn,…

4. Đối tượng nào dễ bị tình trạng thiếu máu não ?

Triệu chứng thiếu máu não thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, người mắc nhiều bệnh lý mãn tính: tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… tuy nhiên, đối tượng bị thiếu máu não ngày càng dần trẻ hóa. Cụ thể, đối tượng là người trẻ, là nhân viên văn phòng, quản lý cấp cao, phụ nữ nội trợ,… với tính chất công việc có cường độ căng thẳng cao cũng rất dễ mắc phải chứng thiếu máu lên não. Ngoài ra, người có lối sống thụ động, sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống không đa dạng lành mạnh,… cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này.

5. Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không ?

Theo WHO, thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao thứ 3, xếp sau ung thư và các bệnh tim mạch. Não bộ cần tiêu thụ đến 20% dưỡng khí từ cơ thể, vì vậy tình trạng thiếu oxy lên não thuộc tình trạng rất nguy hiểm. Chỉ với 10 giây không nhận được lượng máu cần thiết, các mô não sẽ rơi vào rối loạn, tình trạng này kéo dài vài phút sẽ khiến tế bào thần kinh chết dần.

Thiếu máu lên não không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh, mà còn dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50%. Người bệnh may mắn sống sót sau đột quỵ phải sống chung với di chứng nghiêm trọng như: mất giọng, suy giảm trí nhớ, liệt một bên hoặc toàn thân,… Mức độ nguy hiểm của thiếu máu lên não cũng được đánh giá dựa vào nguyên nhân, mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Chính vì vậy, để giảm thiểu độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu não, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để có thể thăm khám khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của

bệnh.

6. Giải pháp phòng ngừa thiếu máu não hiệu quả

– Nghỉ ngơi thư giản mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng.

– Chơi thể thao, đi du lịch để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, thư giãn, hạn chế tối đa căng thẳng.

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như: tivi, laptop, smartphone,…

– Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ và hạn chế chất đạm, chất béo.

– Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường. Đồng thời, kiên trì điều trị dứt điểm khi phát hiện có tình trạng thiếu máu não.

– Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, phòng ngừa và cải thiện chứng thiếu máu não và các triệu chứng gây khó chịu do thiếu máu não gây ra. 

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 – Tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, phòng ngừa và cải thiện chứng thiếu máu não hiệu quả.  

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , mất ngủ,  tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.