Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Đây là căn bệnh phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.
Mục Lục
Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương sẽ giảm dần theo thời gian khiến cho xương giòn hơn, dễ bị tổn thương và bị gãy hơn dù chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém.
Bệnh này thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.
Tình trạng mất xương (giảm mật độ xương) do loãng xương thường không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi xương trở nên yếu, dễ gãy sau các sang chấn nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Những triệu chứng thường gặp của bệnh là:
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên do sự suy giảm chức năng buồng trứng theo tuổi tác. Giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh estradiol bị giảm sản xuất, hormone kích thích nang trứng (FSH) được tăng sản xuất. Trong giai đoạn này phụ nữ sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như bốc hỏa, đổ mồ hôi vào ban đêm, teo và khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng. Bên cạnh đó, loãng xương là bệnh lý phổ biến nhất ở phụ nữ mãn kinh và có liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống.
Ghi nhận cho thấy tỷ lệ loãng xương và gãy xương liên quan ở phụ nữ sau mãn kinh cao hơn ở nam giới lớn tuổi, vì estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương.
Giai đoạn 1 : Mất xương liên quan đến thời kỳ mãn kinh, xảy ra trong những năm đầu mãn kinh, chu chuyển xương bị suy giảm do thiếu hụt estrogen, khiến cho hoạt động của hủy cốt bào tăng lên trong khi hoạt động của tạo cốt bào giảm. Tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm. Đặc trưng của loãng xương này là sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay.
Giai đoạn 2: Sau 4-8 năm, còn gọi là mất xương do tuổi tác. Sự mất xương chậm hơn, chủ yếu là do giảm sự hình thành xương mới. Biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc (vỏ xương) cũng như xương xốp (bè xương)
Ngoài ra, một số bệnh lý viêm khớp dạng thấp, cường cận giáp, cường giáp trạng, cắt dạ dày ruột,… và một số thuốc corticoids, heparin, phenyltoin,… có thể làm thúc đẩy quá trình loãng xương.
Nhiều người thường cho rằng, tất cả phụ nữ mãn kinh đều bị loãng xương. Trên thực tế, loãng xương là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa. Nhưng không phải người phụ nữ nào khi mãn kinh cũng đều bị loãng xương. Thống kê tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi 50-60 khoảng 30%, trên 80 tuổi là khoảng hơn 50%. Nhưng loãng xương là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương. Vì vậy chúng ta nên tầm soát loãng xương để phát hiện nguy cơ, chẩn đoán mức độ loãng xương.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống loãng xương thế giới, những người trên 50 tuổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:
Ngoài ra, những người có tiền sử hoặc hiện tại có dùng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng cũng cần kiểm tra và đo lại mật độ xương.