DẤU HIỆU VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC

 

Tóc cần dinh dưỡng để phát triển, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Khi không được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, tóc sẽ dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng.

Thiếu ngủ xảy ra khi bạn thức khuya, không ngủ đủ giấc, có thể phá vỡ sự cân bằng của các hormone cortisol trong cơ thể dẫn đến rụng tóc .

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc làm suy yếu lưu thông máu đến da đầu. Làm nang tóc không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết.

Rụng tóc được phân làm 2 loại

  • Rụng tóc sinh lý

Rụng tóc sinh lý tình trạng tóc rụng dần theo thời gian. Sau khi tóc rụng, 1 lớp tóc mới sẽ mọc để thay thế tóc cũ.

  • Rụng tóc bệnh lý

Khi tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, không rõ nguyên nhân và rụng liên tục trong thời gian dài.. Các yếu tố khiến tóc dễ gãy rụng gồm: rối loạn thần kinh nội tiết, di truyền, căng thẳng, mất cân bằng dinh dưỡng, viêm nhiễm, bệnh da liễu

 

1. Dấu hiệu nhận biết rụng tóc

  • Tóc mỏng đi: Khi vuốt tóc hoặc chải tóc, bạn sẽ nhận thấy lượng lớn tóc rụng và sờ thấy da đầu.
  • Xuất hiện các mảng hoặc điểm hói trên da đầu: Quanh da đầu xuất hiện các mảng tròn không có tóc, nhất là gần gáy.
  • Rụng tóc khi gội đầu: Khi gội đầu, nếu thấy cả búi tóc rụng thì cho thấy mái tóc của bạn đang gặp vấn đề thực sự nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc bất thường

2.1. Thay đổi nội tiết tố :

Một số các rối loạn liên quan đến hormone có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời.

2.2. Căng thẳng, stress, trầm cảm :

Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh những gốc tự do gây hại cho nang tóc, làm tóc rụng nhiều.

 

2.3. Di truyền :

Nếu trong gia đình có người bị rụng tóc dẫn đến hói đầu, khả năng cao con cái cũng gặp phải trường hợp tương tự.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc :

Sử dụng các loại thuốc làm tan máu tụ, trị mụn trứng cá giàu vitamin A, trị viêm khớp, gút, thuốc trầm cảm,… có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên khi ngưng sử dụng những loại thuốc này, tóc sẽ nhanh chóng mọc trở lại.

2.5. Nấm da đầu :

Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em.

2.6. Môi trường ô nhiễm :

Không khí ô nhiễm, độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da đầu khô, tóc xơ rối dễ gãy rụng.

2.7. Chăm sóc tóc sai cách :

Nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc có thể làm mỏng tóc. Theo thời gian, tóc sẽ gãy rụng.

2.8. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng :

Khẩu phần ăn thiếu sắt, biotin hoặc protein, các nang tóc gây tóc khô, yếu và dễ gãy rụng.

2.9. Hóa chất :

Lạm dụng các sản phẩm tạo kiểu như uốn, tẩy có thể gây hư tổn, xơ rối, khiến tóc dễ gãy rụng.

2.10. Ảnh hưởng của bệnh mạn tính :

Khi mắc các bệnh như đái tháo đường, lupus, tuyến giáp, vảy nến da đầu,… lượng oxy đến các nang tóc bị ức chế khiến tóc gãy rụng.

2.11. Các phương pháp điều trị bệnh :

Hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu, cổ có thể làm tóc rụng toàn bộ.

2.12. Tuổi tác :

Tuổi tác cũng liên quan đến vấn đề rụng tóc

2.13. Quá trình lão hóa :

Làm hệ miễn dịch suy giảm nên tóc cũng yếu, dễ bị gãy rụng và đổi màu. Do đó, ở tuổi trung niên bắt đầu xuất hiện tóc bạc, tóc rụng nhiều, mỏng hơn khi còn trẻ.

3. Cải thiện tình trạng rụng tóc

  • Điều chỉnh công việc, nghỉ ngơi, cải thiện thói quen sinh hoạt

Lập kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày,  đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, duy trì trạng thái tinh thần, thể chất tốt

Việc duy trì trạng thái tinh thần cũng như thể chất tốt là rất quan trọng hạn chế việc rụng tóc.

  • Chú ý vệ sinh, giữ da đầu sạch sẽ

Làm sạch da đầu đúng cách có thể phục hồi da đầu bị tổn thương, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế việc rụng tóc.