Những nguyên tắc cơ bản về cấp cứu và can thiệp đột quỵ hiện nay. Đang áp dụng trên toàn thế giới và cũng như tại Việt Nam bao gồm những vấn đề như sau:

Trước tiên cần phải hiểu đúng đột quỵ não gồm có 2 thể là nhồi máu não (hay tắc mạch máu não chiếm khoảng 85%). Và xuất huyết não (hay còn gọi là vỡ mạch máu não chiếm khoảng 15%).

Thời gian vàng trong đột quỵ là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được quy ước như sau:

Trong vòng từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.

Bệnh nhân đến trong khoảng thời gian này nếu được chẩn đoán là đột quỵ nhồi máu não. Thỏa các điều kiện sức khỏe cho phép: Sẽ được tiêm thuốc tan máu đông đường tĩnh mạch rTPA (Alteplase).

Nếu chẩn đoán được bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch lớn nội sọ (Cảnh trong, não giữa M1, thân nền…). Có thể tiêm rTPA nhưng phải chuyển ngay bệnh nhân đến “Phòng DSA” can thiệp. Lấy huyết khối vì xác suất tái thông do thuốc thành công thấp trong tắc mạch lớn.

Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối

  • Bệnh nhân đến sau 4,5 giờ sẽ không còn chỉ định tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch nữa (cho dù tắc mạch nhỏ cũng không được sử dụng).
  • Nếu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não chẩn đoán được. Do tắc động mạch lớn đến trong khoảng thời gian này sẽ được can thiệp nội mạch lấy huyết khối.
  • Can thiệp tái thông càng sớm càng nhanh chóng sẽ càng tốt cho bệnh nhân.
  • Càng sau mốc 6 giờ tổn thương não càng nặng, hiệu quả can thiệp càng kém. Tai biến biến chứng sau can thiệp càng cao.
  • Thời gian can thiệp sau 6 giờ là “can thiệp cầu may” tìm thêm cơ may cho bệnh nhân đến trễ. Nếu bác sĩ có thể chứng minh được là còn cơ may cho bệnh nhân. “còn vùng tranh tối tranh sáng” nghĩa là vùng tế bào não thiếu máu nuôi chưa chết hẳn còn có thể hồi phục.
  • Trong xuất huyết não hoặc chưa loại trừ xuất huyết não: Tuyệt đối không được dùng thuốc tan máu đông. Hoặc các thuốc gây tăng nguy cơ chảy máu.
  • Trong xuất huyết não phương pháp điều trị và kết quả tùy vào nguyên nhân và mức độ xuất huyết (do tăng huyết áp, vỡ phình mạch, vỡ dị dạng, dùng thuốc chống đông….). Và nguyên tắc điều trị chung là càng sớm càng tốt: điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, can thiệp cầm máu…

PGS.TS.BS cao cấp Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam:

  • Với người đột quỵ, thời gian là vàng, thời gian là não. Tuyệt đối không mất thời gian áp dụng các biện pháp chữa bệnh truyền miệng.
  • Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rằng, đột quỵ là bệnh có thể cấp cứu, “thời gian vàng” để xử trí đột quỵ trong vòng 3-4 giờ đầu, bệnh nhân đột quỵ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và điều trị kịp thời.
  • Tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đột quỵ. Song điều đáng nói là đa số các ca nhập viện đều muộn nên việc điều trị hạn chế, di chứng kéo dài.

Theo Sức khỏe và đời sống