MỘT SỐ THỰC PHẨM NÊN DÙNG VÀ KHÔNG NÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY

 

1. Các thực phẩm nên dùng để tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Rau xanh: súp lơ, dưa chuột, xà lách, đậu Hà Lan,…
  • Trái cây: táo, chuối, nho, kiwi, dưa hấu,…
  • Các loại củ: khoai lang, khoai tây, cà rốt,…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…
  • Các loại gia vị: tỏi, hành, tiêu, mù tạt,…

2. Bị trào ngược dạ dày nên dùng các loại thảo dược nào

2.1. Cam thảo

Cam thảo từ lâu đã được dùng trong các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhờ có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin và lipoxygenase. Đồng thời dùng rất tốt cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

          

2.2. Nghệ

Nghệ giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ, có khả năng kích thích tiết chất nhầy trong dạ dày.

2.3. Lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, đồng thời giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

2.4. Lá mơ lông

Lá mơ lông có tác dụng kháng viêm nhờ thành phần có chứa paederin và sulfur dimethyl disulphide có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

     

 

3. Một số thực phẩm nên kiêng dùng khi bị trào ngược dạ dày thực quản :

  • Đồ ăn cay nóng: ớt, kim chi, rượu bia,…
  • Đồ ăn chua : cam, chanh, bưởi, canh chua,…
  • Đồ ăn khó tiêu: đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cà phê,…
  • Rau củ sống: hành tây,…
  • Lá bạc hà: Sử dụng tinh dầu bạc hà làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới do cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
  • Hạn chế uống cà phê: Uống nhiều cà phê có khả năng gây ra các triệu chứng khó chịu làm giãn cơ thắt thực quản axit dạ dày .
  • Tránh dùng các đồ uống có ga: Các đồ uống có ga gây ợ hơi liên tục sẽ tạo cơ hội cho axit từ dạ dày trào ngược lên trên vì trong đồ uống có ga có chứa nhiều khí cacbondioxit.
  • Không uống quá nhiều nước cam quýt: Cam quýt là nhóm trái cây chứa hàm lượng axit cao sẽ kích ứng niêm mạc thực quản, gián tiếp làm trầm trọng các triệu chứng ợ chua, ợ nóng.

  • Không nên ăn tối trước khi đi ngủ: Ăn tối trước khi đi ngủ có nguy cơ khiến bị trào ngược ngay trong đêm. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn bữa tối trước giấc ngủ ít nhất 3 tiếng để đảm bảo hệ tiêu hóa giảm hoạt động khi đến giờ ngủ.

4. Điều chỉnh cách ăn uống và thoái quen sinh hoạt

4.1. Chia nhiều bữa nhỏ

Một lần ăn với lượng thức ăn lớn sẽ tạo áp lực lớn hơn với cơ thắt thực quản của bạn, do đó chia nhỏ các bữa ăn cũng bệnh trào ngược dạ dày.

4.2. Ăn chậm và ăn trong trạng thái thoải mái

Nên tập trung vào bữa ăn: nếu bạn vừa ăn, vừa phải tập trung vào việc khác (như trông con, xem tivi, đọc sách,…) thì hãy dừng thói quen này lại. Vì việc phải ăn quá nhanh hoặc ăn trong trạng thái căng thẳng rất dễ khiến bạn gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày.

4.3. Tránh một số hoạt động sau khi ăn

Hạn chế các hoạt động sau khi ăn xong . Đồng thời, ngồi nghỉ ngơi trong khoảng 1h sau khi ăn để thức ăn được tiêu hoá và tránh tình trạng trào ngược dạ dày

4.4. Quản lý cân nặng

Quản lý cân nặng là một phương pháp được khuyến cáo trong quá trình chữa bệnh trào ngược dạ dày.

         

 

4.5. Nâng cao đầu khi ngủ

Khi nằm ngủ nên kê cao gối cao để tránh các tránh trường hợp acid dạ dày trào lên thực quản

4.6. Ngủ nghiêng bên trái

Khi nằm ngủ nên ưu tiên nằm nghiêng sang bên trái, ở tư thế này dạ dày sẽ ở trạng thái thấp hơn thực quản giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.

4.7. Thư giãn với thiền hoặc yoga

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng liên quan đến stress do đó nên giữ tâm thế thoải mái , thư giãn để hạn chế các triệu chứng của bệnh.