BỆNH TRĨ CÓ NÊN PHẪU THUẬT KHÔNG?

Bệnh trĩ được coi là chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn triệu chứng như chảy máu, đau, rát, ngứa hậu môn. Hầu hết các trường hợp điều trị bệnh đều khá muộn do tâm lý e ngại, chủ quan của người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hàng đầu, hiệu quả lâu dài. Vậy khi nào thì người bệnh cần phẫu thuật điều trị trĩ?

1. Bệnh Trĩ

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến, tỉ lệ mắc trĩ trong cộng đồng khoảng 35%. Về bản chất, trĩ là hiện tượng dãn quá mức các tĩnh mạch hậu môn trực tràng.

Là sự phồng lớn của hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai, từ đó gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

2. Nguyên nhân.

Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân bị tăng áp lực trực tràng, gây chèn ép hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn và các yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt như:

  • Dinh dưỡng: Sử dụng quá nhiều các chất đạm, chất béo, ít giá trị dinh dưỡng thức ăn đóng hộp, xúc xích, gà rán … làm hệ tiêu hóa bị quá tải, thiếu các chất cần thiết.
  • Thói quen sinh hoạt: Đứng nhiều, ngồi nhiều, mang vác nặng…
  • Thói quen đi vệ sinh: Táo bón lâu ngày, thường xuyên nhịn tiểu hay đi vệ sinh quá lâu, vô tình tạo áp lực cho hậu môn, trực tràng.
  • Trọng lượng cơ thể lớn: Thừa cân, béo phì dù đứng hoặc ngồi đều tạo ra áp lực cho vùng hậu môn.
  • Thai kỳ: Khi tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch, cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
  • Người cao tuổi: Các nhóm cơ, mạch máu dần lão hóa, không còn bền vững như trước nữa hay biến chứng của các bệnh nền tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
  • Một số yếu tố khác: Bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu …

3. Bệnh trĩ có mấy loại

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại 

  • Trĩ ngoại: Nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn
  • Trĩ nội: Nằm bên trong trên đường lược ống hậu môn và được chia làm “4 độ”:
  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hay phải dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

 

4. Khi nào cần phẫu thuật

+ Trĩ độ 2 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp không nhất thiết phải phẫu thuật, mà có thể dùng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa táo bón, giúp cho việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.

+ Trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẽn cấp tính, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn , ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên cần phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, giúp tình trạng bệnh nhanh được cải thiện hơn .

Việc cắt bỏ búi trĩ không phải là bước cuối cùng để loại bỏ bệnh trĩ, mà chỉ là 1 giai đoạn trong phác đồ điều trị tổng thể. Sau khi cắt bỏ búi trĩ, việc cực kỳ quan trọng là phục hồi chức năng hậu môn và ngăn chặn trĩ tái phát.

Sử dụng các sản phẩm từ thảo mộc để phục hồi tại nhà là một biện pháp được nhiều bệnh nhân trĩ tin dùng vì sự an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và không để lại tác dụng không mong muốn.

 

BYTRIPRO – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẬU MÔN

Với thành phần hơn 10 loại thảo mộc thiên nhiên quý hiếm như: Diếp cá, hoa hòe, sinh địa, đương quy, hoàng liên, thăng ma, hoàng cầm, trắc bách diệp, chỉ xác, kim ngân hoa, mè đen …

 

          Công dụng: Hỗ trợ nhuận tràng, giảm nguy cơ bị trĩ.

                               Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch.

          Các dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

         Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.