CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ CÁC PHÒNG NGỪA KHI BỊ MẤT NGỦ LIÊN TỤC

 

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ. Khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Trung bình, mỗi người sẽ ngủ từ 6 – 9 giờ mỗi đêm. Khi ngủ thì cơ thể con người sẽ vào trạng thái nghỉ ngơi. Cơ thể phục hồi hệ miễn dịch, cơ, xương, thần kinh. Từ đó giúp hồi phục lại sức khỏe sau một ngày học tập, làm việc.

Hiện nay, tỷ lệ người bị mất ngủ ngày một tăng cao. Nếu không cải thiện tình trạng mất ngủ liên tục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Bệnh mất ngủ thường được chia làm hai loại:

  • Mất ngủ cấp tính : Các dấu hiệu bệnh lý mất ngủ không thường xuyên, không quá 03 ngày/tuần và không kéo dài quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, trên 03 ngày/tuần và kéo dài từ 1 tháng trở lên.

1. Biểu hiện của việc mất ngủ kéo dài

Bệnh mất ngủ kéo dài có nhiều biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, thay đổi tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết và phát hiện tình trạng này. Thông qua một số triệu chứng mất ngủ kéo dài như sau:

  • Đau đầu: Nguyên nhân gây đau đầu khi mất ngủ kéo dài được cho là do tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm. Và càng khiến bệnh mất ngủ kéo dài diễn tiến xấu hơn.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ ngon, cơ thể không được hồi phục năng lượng. Nên thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và mất cảm giác thèm ăn.
  • Mất ngủ vào buổi tối: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ. Dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng vừa là nguyên nhân mất ngủ kéo dài. Vừa có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc và học tập: Đây là dấu hiệu đáng báo động. Lúc này bệnh mất ngủ kéo dài đã thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
  • Các rối loạn tâm lý : Nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần kinh. Trong đó trầm cảm khá thường gặp khi bị triệu chứng mất ngủ kéo dài hành hạ. 
  • Dậy từ rất sớm : Thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Cảm giác như chưa được ngủ.

2. Cách phòng tránh chứng mất ngủ liên tục

Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở người trẻ do căng thẳng liên tục. Và người lớn tuổi do tuổi tác cùng các bệnh lý đi kèm. Do đó, cần duy trì nhịp sinh học ổn định. Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mất ngủ như:

2.1. Đi ngủ đúng giờ:

Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ vào mỗi buổi sáng.

2.2. Không ngủ trưa quá nhiều:

Cố gắng không ngủ trưa quá lâu vào ban ngày, nhiều nhất là 60 phút.

2.3. Không sử dụng thiết bị điện tử:

Không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể khiến bạn khó ngủ hơn.

2.4. Không sử dụng các chất kích thích:

Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày.

2.5. Tập thể dục thường xuyên

2.6. Không ăn quá no:

Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối.

2.7. Chú trọng không gian ngủ:

Không gian cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ. Tối và yên tĩnh nhất có thể. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 19-22 độ C. Trước khi đi ngủ 2 tiếng, bạn nên giảm ánh sáng. Trong nhà bằng cách bật đèn mờ hoặc dùng đèn bàn thay vì đèn trần. Nên thay gioăng cửa cách âm nếu có tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn mỗi lúc đêm về.

2.8. Tạo một thói quen thư giản trước khi ngủ:

Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ. Như đọc sách, nghe nhạc, đi tắm, hoặc ngồi thiền,…

2.9. Chỉ sử dụng giường cho việc đi ngủ

Không nên sử dụng giường cho bất cứ điều gì khác ngoài việc đi ngủ và tình dục.

2.10. Làm một điều gì đó cho đến khi buồn ngủ:

Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ và không buồn ngủ. Hãy thức dậy và làm điều gì đó giúp tĩnh tâm. Chẳng hạn như đọc sách cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.

2.11. Gạt mọi mối lo sang một bên:

Nếu bạn có xu hướng nằm thao thức và lo lắng về mọi việc. Hãy lập danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bạn gạt mối bận tâm của mình sang một bên. Và thoải mái hơn trước khi ngủ.

2.12. Tạo lịch ngủ khoa học:

“Huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ hợp lý là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng.

2.13. Tập thể dục thường xuyên:

Hãy cố gắng không tập thể dục gần giờ đi ngủ, vì nó có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi ngủ.

2.14. Không ăn quá no trước khi ngủ:

Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối. Nhưng trước khi đi ngủ nếu có một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

2.15. Tạo một thói quen tốt trước khi ngủ:

Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, đi tắm, hoặc ngồi thiền,…

2.16. Sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược :

Việc bạn lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược giúp ổn định thần kinh, ổn định tuần hoàn máu não cũng là một sự lựa chọn tối ưu để cải thiện mất ngủ mà vẫn an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 – Giải pháp giúp ổn định thần kinh, cải thiện mất ngủ kéo dài ở người trẻ hiệu quả.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị khó ngủ kéo dài

Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định. Thì việc duy trì một chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt tốt cho người mất ngủ là điều cần thiết. Đây là phương pháp an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.

3.1. Dùng thực phẩm giàu vitamin:

Dùng những thực phẩm giàu Vitamin B6 ( cá hồi , cá ngừ, khoai tây, thịt bò, trứng) , giàu Mg ( bơ, các loại đậu, cá béo), quả óc chó , chuối, kiwi, hạt sen, các loại cá béo.

3.2. Thay đổi thói quen ăn uống:

Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường.

3.3. Hạn chế dùng thực phẩm gây mất ngủ:

Hạn chế sử dụng một số thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể uống thức uống tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: Một cốc nước ấm, pha chút mật ong hoặc chanh tươi sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng và thư thái.

3.4. Hạn chế các hoạt động gây mất ngủ:

Thực hiện các hoạt động để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ: Thiền, yoga, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm là mẹo chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả. Trường hợp vẫn bị khi đã nằm trên giường, có thể thử ra khỏi giường và làm một cái gì đó như đọc sách, sang phòng khác… Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vì chúng sẽ làm tình trạng này nặng nề hơn.

3.5. Tập thể dục thường xuyên:

Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.