NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA TIỂU ĐÊM

 

Đi tiểu giúp cơ thể đào thải những chất dư thừa. Ban ngày, một người bình thường có thể đi tiểu 5 – 7 lần và tối đa chỉ 1 lần vào ban đêm. Phần lớn chúng ta đều có thể ngủ liên tục 8 tiếng mà không cần thức giấc để đi tiểu. Do đó, tiểu đêm là tình trạng một người phải đi tiểu từ 2 lần trở lên trong đêm.

Tiểu đêm là nỗi ám ảnh thầm kín của nhiều người bệnh. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì, do nguyên nhân nào? Khi xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ có cách khắc phục hiệu quả tình trạng khó chịu này

1. Tiểu đêm là gì?

Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ để tạo ra phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Vì thế, khi thức dậy đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý ở thận hoặc một số vấn đề về chức năng sinh lý.

2. Triệu chứng tiểu đêm

Một người bình thường có thể ngủ 6 – 8 tiếng, không cần thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Người bệnh tiểu đêm sẽ thức dậy nhiều trong khi ngủ để đi tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm người bệnh bị uể oải, thậm chí là suy nhược cơ thể. Khi nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, nếu trì hoãn chữa trị, bạn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm từ bệnh.

3. Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần?

Như đã đề cập, nguyên nhân tiểu đêm có thể đến từ việc mắc các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu hoặc không do bất kỳ bệnh lý nào. Dù là bất kỳ nguyên nhân nào thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết dù chỉ là điều trị triệu chứng.

3.1. Tiểu đêm do mất cân bằng dịch

  • Uống nước, rượu bia nhiều vào buổi tối.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu gần giờ ngủ.
  • Biến đổi tiết hormone chống lợi niệu.
  • Ứ máu tĩnh mạch gây phù.
  • Suy tim sung huyết gây tái phân bố dịch về đêm.

3.2. Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới

Chức năng cô đặc nước tiểu giúp bạn ngủ suốt đêm mà không bị gián đoạn. Chức năng này sẽ kém hiệu quả dần theo tuổi tác.

3.3. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy. Thành bàng quang cũng bị dày lên, gặp trở ngại khi làm trống nước tiểu. Người bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt nên đi khám càng sớm để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cải thiện chứng tiểu đêm.

3.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Tình trạng nhiễm trùng tiết niệu có thể khiến bàng quang bị tác động kích thích. Điều này dẫn tới tình trạng người bệnh tiểu liên tục, ngoài ra còn có thể kèm đau rát, nước tiểu đục, tiểu máu và có mùi

3.5. Một số nguyên nhân khác

  • Chất kích thích: Lạm dụng những chất kích thích như thức uống có cồn (rượu, bia), trà, cà phê… sẽ khiến các cơ bàng quang bị kích thích liên tục. Hậu quả là tần suất đi tiểu tăng lên, phần lớn là tiểu đêm.
  • Lão hóa (tiểu đêm nhiều lần ở người già): Ở người lớn tuổi, khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang đã bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng tần suất đi tiểu trong 24 giờ.
  • Tác dụng của thuốc: Người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể gây chứng đa niệu về đêm, nhất là các loại thuốc lợi tiểu. Các loại thuốc điều trị thường gây tiểu đêm gồm Demeclocycline, Furosemide, Lithium, Methoxyflurane,  Phenytoin và Propoxyphene.
  • Tâm lý: Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài, tâm lý mệt mỏi và bất ổn… có nguy cơ mắc chứng tiểu đêm rất cao.
  • Các bệnh lý khác: Người bệnh đái tháo đường, suy tim, parkinson… cũng khả năng đối mặt với chứng tiểu đêm.

4. Biến chứng tiểu đêm

Tiểu đêm có thể được khắc phục triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc rễ và điều trị sớm, vì vậy người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi nên khám định kỳ thường xuyên để xác định được nguyên nhân của nó.

Nếu tần suất tiểu đêm dày đặc nhưng không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng thần kinh: Đi tiểu 2 – 3 lần trong đêm gây mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, trí nhớ sụt giảm, mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Tiểu đêm nhiều nhiều lần ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tổn thương lâu dài: Tiểu đêm do những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tiểu đường hay bệnh thận, nếu trì hoãn điều trị có thể gây tổn thương khó hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

5. Phòng ngừa tiểu đêm

5.1. Chế độ ăn uống

  • Hạn chế uống nước (ít nhất 2 tiếng) trước khi ngủ.
  • Tránh sử dụng các thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cà phê, trà…
  • Trong bữa ăn tối, tránh ăn mặn, hạn chế ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…

5.2. Thói quen ngủ

  • Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ.
  • Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ.
  • Nếu có người nhà mắc bệnh nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ chỗ nằm đến nhà vệ sinh để tránh té ngã.

5.3. Tập thể dục

Tập thể dục để tăng sức đề kháng kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, tăng cường tuần hoàn và chức năng tạng thận. Lưu ý không nên tập thể dục sát giờ ngủ và nên lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với sức của mình. Nên tập đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chứng tiểu đêm khiến người bệnh phải thức giấc nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Đây cũng có thể là hồi chuông cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

5.4. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ tình trạng tiểu đêm

KHỞI DƯƠNG KHANG + – Hỗ trợ bổ thận, tráng dương, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiểu đêm do thận yếu gây ra ở nam giới.

Sản phẩm Khởi Dương Khang + với thành phần trong một viên nang cứng bao gồm : Đỗ trọng, Dâm dương hoắc, Bá bệnh, Nhục thung dung, Kỷ tử, Ba kích, Nguyên tằm ngài, Nhân sâm,… cùng một số hoạt chất như L-Arginin , Men Bia, Cao bạch quả, Kẽm Gluconat tăng khả năng dẫn truyền, hấp thu và giúp sản phẩm đạt được hiệu quả như mong muốn.

Có tác dụng hỗ trợ:

  • Hỗ trợ cải thiện các tình trạng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần
  • Hỗ trợ bổ thận, tráng dương.
  • Hỗ trợ cải thiện sinh lý nam giới.
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực cho nam giới.

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

 Nên sử dùng mỗi đợt từ 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng sử dụng : Nam giới tuổi trưởng thành yếu sinh lý, đau lưng, mỏi gối, đi tiểu đêm nhiều lần do thận kém.