Trang chủ » NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC PHỤ NỮ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC PHỤ NỮ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH
Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm từ cuối độ tuổi 30 đến 50. Thời kỳ tiền mãn kinh có thể kéo dài trong nhiều năm. Phụ thuộc vào nội tiết tố có trong cơ thể phụ nữ. Thời gian trung bình của thời kỳ này là khoảng 4 năm, nhưng có nhiều người chỉ kéo dài vài tháng. Có người kéo dài trên 4 năm, thậm chí lên đến 7-8 năm.
Trong khoảng thời gian này, chị em sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tương tự như thời kỳ mãn kinh. Chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt không đều, khô âm đạo hoặc bốc hỏa. Sau khi trải qua 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt. Chị em chính thức bước sang thời kỳ mãn kinh.
Tiền mãn kinh: trước khi mãn kinh thì phái nữ sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Và điều này bắt đầu từ rất sớm, khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40 – 45. Hiện tượng này kéo dài tùy người. Lúc này buồng trứng hoạt động ít dần, xảy ra mất cân bằng hormone nữ progesterone và estrogen.
Mãn kinh: buồng trứng đã ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn tiết ra nội tiết tố nữ
Hậu mãn kinh: phụ nữ đã trải qua giai đoạn mãn kinh. Và chuyển sang cuộc sống của một người lớn tuổi. Nó sẽ kéo dài trong khoảng 12 tháng. Và những biểu hiện rối loạn xảy ra trước đó trong cơ thể đã dần biến mất.
2. Nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân thường gặp sau:
Di truyền: Tiền sử gia đình có góp vai trò vào thời điểm mãn kinh.. Tuy nhiên, yếu tố gene cũng chỉ là một phần nhỏ của nguyên nhân gây mãn kinh sớm.
Lối sống và sinh hoạt: Một số thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày có thể tác động vào độ tuổi bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hàng loạt các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn uống ít chất dinh dưỡng, không vận động… có thể thúc đẩy thời kỳ tiền mãn kinh diễn sớm hơn.
Hút thuốc lá: Tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm hơn ở những phụ nữ. Có thói quen hút thuốc lá so với người không hút.
Phụ nữ trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp hóa trị. Hoặc xạ trị vùng chậu.
Phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.
3. Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ tiền mãn kinh
3.1. Cung cấp chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày :
Phụ nữ cần một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất bằng cách
Ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lứt để bổ sung nhiều vitamin nhóm B.
Nên ăn các loại đường hấp thu chậm có trong tinh bột như: gạo, mì, ngô, khoai lang, đỗ, đậu.
Bổ sung lượng canxicó trong sữa, trứng, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu.
Dùng nhiều thức ăn giàu kali như: cam, quýt, chuối
Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress.
Cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón. Và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể.
Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối;
Tránh các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Nên hạn chế ăn đường hấp thu nhanh như: bánh kẹo, nước ngọt, đường để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
3.2. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng ở tuổi tiền mạn kinh cũng rất quan trọng:
Sắt, canxi, vitamin D… là những loại dưỡng chất không nên “vắng mặt” trong chế độ ăn uống thường ngày của phụ nữ tiền mạn kinh
Canxi:loại vi chất quan trọng hàng đầu, vì vào thời điểm tiền mãn kinh do có sự thay đổi về hàm lượng hoóc-môn trong cơ thể nên bạn sẽ dễ có nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung đủ hàm lượng canxi sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ gãy và loãng xương.
Bổ sung Vitamin D: để giúp cho bộ xương luôn chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương thì tăng cường Vitamin D. Vì vitamin D được xem như một chất “xúc tác” giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi. Mỗi ngày cơ thể cần 400UI vitamin D. Nguồn vitamin D dồi dào mà có thể dễ dàng tìm kiếm được đó chính là từ ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm, sữa tươi, lòng đỏ trứng gà, gan cá.
Sắt:thiếu sắtchính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Sắt là loại vi chất có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh sẫm, các sản phẩm từ ngũ cốc.
Uống đủ lượng nước cơ thể cần. Nước luôn là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Nước sẽ giúp phòng tránh táo bón, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm da bớt nhăn nheo. Uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi ép trái cây không nên uống các loại nước ngọt có ga, nước có nhiều đường.
3.3. Bên cạnh chế độ ăn thường xuyên tập thể dục thể thao như:
Đi bộ, khiêu vũ, yoga… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan, yêu đời. Cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày đồng thời duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường