Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Hạ đường huyết là tình trạng mức đường huyết trong máu thấp hơn bình thường. Bệnh này thường liên quan đến điều trị bệnh tiểu đường. Đây sẽ là một yếu tố gây cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Mục Lục
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9mmol/l (< 70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.
Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Nếu hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng thì có thể dẫn đến các triệu chứng:
Nguyên nhân hạ đường huyết phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường. Việc dùng quá nhiều insulin hoặc vô tình tiêm sai loại insulin cũng dẫn đến hạ đường huyết.
Khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ được phân hủy thành glucose. Glucose đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insullin. Lượng glucose thừa được lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen. Khi bạn không ăn trong vòng vài giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm, cơ thể ngừng sản xuất insullin. Lúc này, hormone glucagon báo hiệu gan phá vỡ glycogen, giải phóng glucose vào máu. Quy trình này giúp lượng đường trong máu ổn định. Khi nhịn ăn kéo dài, cơ thể phá vỡ các kho dự trữ chất béo và sử dụng các sản phẩm phân hủy chất béo làm nhiên liệu thay thế. Qúa trình đốt chất béo tạo ra acid trong môi trường yếm khí. Khi cạn kiệt nguồn chất béo sẽ sản sinh ra rất nhiều aicd, lúc này người bệnh vừa dễ tụt đường huyết vừa nhiễm toan.
Với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, khi cơ thể không tạo ra insullin (tiểu đường tuyp 1) hoặc tạo insullin hay sử dụng insullin không hiệu quả (bệnh tiểu đường tuyp 2). Kết quả glucose tích tụ trong máu, cao đến mức nguy hiểm. Lúc này, người bệnh dùng insullin hoặc các loại thuốc khác để giảm đi lượng đường trong máu. Nhưng việc dùng một lượng lớn insullin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống quá nhiều, gây tụt đường huyết.
Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
Dùng thuốc không đúng cách: vô tình uống thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết. Ngoài ra, các loại thuốc khác gây hạ đường huyết: quinine (thuốc được dùng trong điều trị sốt rét)
Uống nhiều rượu: ngăn gan giải phóng glycogen, tạo thành glucose vào máu, dẫn đến hạ đường huyết.
Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm gan nặng, xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận, bệnh tim tiến triển xấu có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng khiến cho cơ thể không bài tiết đúng cách, dẫn đến tích tụ glucose gây hạ đường huyết.
Nhịn đói quá lâu: Suy dinh dưỡng, không đủ thức ăn, thiếu hụt lượng glycogen dự trữ mà cơ thể cần để tạo ra glucose,… dẫn đến hạ đường huyết.
Sản xuất thừa insullin: khối u hiếm ở tụy (insulinoma) khiến người bệnh sản xuất quá nhiều insullin, dẫn đến hạ đường huyết. Ngoài ra, các khối u khác, tế bào bất thường của tuyết tụy cũng giải phóng insullin quá mức, gây hạ đường huyết.
Thiếu hụt hormone: rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên dễ dẫn đến thiếu hụt một số hormone có vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trẻ có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng (GH).
Mỗi bữa ăn cách nhau quá xa: cơ thể không đủ glucose, dễ gây hạ đường huyết.
Đôi khi các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra sau một số bữa ăn nhất định, gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn. Tình trạng này thường xảy ra ở người đã phẫu thuật cắt dạ dày.
Người dễ bị hạ đường huyết là người lớn tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân, những người hay bị rối loạn tiêu hóa (nôn ói, ăn không được), bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính, dẫn đến ăn uống kém, bệnh nhân bị gan, thận nặng hoặc đang chạy thận nhân tạo.
Những người có tiền sử hạ đường huyết nặng hoặc hạ đường huyết không nhận biết, hạ đường huyết sau luyện tập hoặc hạ đường huyết khi ngủ.
Những người đang khỏe mạnh cũng có thể xảy ra hạ đường huyết khi tập thể dục quá nhiều mà không bổ sung thêm thức ăn trước tập luyện.
Hạ đường huyết do điều trị quá tích cực (mục tiêu đường huyết thấp hoặc HbA1c thấp). Ở người cao tuổi mà luôn cố gắng duy trì đường huyết <100mg/dl, HbA1c < 6,5% thì dễ có nguy cơ hạ đường huyết.
Hạ đường huyết nghiêm trọng là tình trạng hạ đường huyết cần sự hỗ trợ, cấp cứu của nhân viên y tế. Tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng co giật, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Trong cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phải gặp tình huống hạ đường huyết với chính bản thân hoặc những người xung quanh. Lúc này, cần phải nhanh chóng nhận biết tình trạng và cấp cứu tạm thời bằng cách :
Một số biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết mà bạn có thể bao gồm: