NHỮNG LOẠI ĐAU ĐẦU THƯỜNG GẶP – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CẢI THIỆN

 

Đau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến, xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới, có khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm. Mặc dù tỷ lệ cơn đau vùng đầu thay đổi theo từng vùng địa lý và có thể tự khỏi, nhưng nó vẫn luôn là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp.

I. Đau đầu là gì ?

Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì sẽ có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Đau đầu xảy ra khi các thụ thể cảm giác trên hệ thần kinh trung ương bị kích thích. Các kích thích bao gồm: kích thích cơ học (thiếu máu, phù nề, viễm nhiễm, chèn ép bởi các khối u hoặc giãn mạch máu,…) hoặc kích thích hóa học (do tổn thương hoặc các chất trung gian hóa học của triệu chứng viêm).

Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thỉnh thoảng đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí hoặc tỏa ra khắp đầu. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhói hoặc đau châm chích ở đầu,….

II. Các loại đau đầu thường gặp và dấu hiệu nhận biết

Đau đầu mang lại cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Có hơn 150 loại đau đầu nhưng phổ biến nhất vẫn là những loại sau:

1. Đau nửa đầu (Migraine)

Đau nửa đầu xuất phát từ thần kinh mạch máu và chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội từng cơn và cảm thấy da đầu căng, rát như bị bỏng. Ngoài ra, đau nửa đầu còn có những triệu chứng như buồn nôn, ù tai, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng ổn,… Nhiều người thường nhầm lẫn đau nửa đầu với đau đầu do căng thẳng, thế nhưng đau nửa đầu lại cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đột quỵ não.

2. Đau đầu chuỗi (Cụm)

Đau đầu chuỗi cũng xuất phát từ thần kinh mạch máu nhưng cơn đau tập trung theo cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt rồi lan ra trán, thái dương. Ngoài ra, còn có thêm những dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt hay ngạt mũi,… Thông thường, các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ (khoảng 1-3 giờ) và khi thức dậy thì đã thấy đau đầu rồi. Loại đau đầu này thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên, có hút thuốc, thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới bị chứng đau đầu này cũng ngày càng tăng cao.

3. Đau đầu dạng căng thẳng

Loại đau đầu này nguyên nhân do cơn đau thắt tại vùng da đầu và vai gáy, tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương,… và có thể thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Những người bị chứng đau đầu dạng căng thẳng thường có vấn đề với cảm xúc như lo âu kéo dài, chủ yếu ở độ tuổi trung niên (nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới). Đau đầu dạng căng thẳng có những biểu hiện như: đau đầu âm ỉ kéo dài, có cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu, cường độ đau tăng dần.

4. Đau đầu do xoang

Những người bị xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Nếu bạn muốn trị dứt điểm chứng đau đầu này thì cần phải chữa khỏi bệnh viêm xoang.

5. Đau đầu mãn tính kéo dài nhiều ngày

Đau đầu mãn tính là loại đau đầu kéo dài trên 15 ngày trong 1 tháng, thường có trong các bệnh lý kết hợp như: trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực, lo âu… Hơn nữa, loại đau đầu này khi chụp não sẽ không thấy sự bất thường nào và cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể gây mất ngủ, đau dạ dày hay những triệu chứng như lo lắng, tính cách thay đổi…

6. Đau đầu do lạm dụng thuốc

Cơn đau xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều, thường khởi phát vào buổi sớm và kéo dài đến hết ngày. Đi kèm là các triệu chứng khó chịu như đau cổ, nghẹt mũi, người bồn chồn không yên… Lúc này, nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện nhưng khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.

7. Đau đầu do đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu. Tình trạng này có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân như chấn thương, bị chèn ép, nhiễm trùng, viêm.

Ngoài ra, tổn thương ở các dây thần kinh sọ, dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh số VII phụ, dây thần kinh lưỡi – hầu… cũng là tác nhân dẫn đến cơn nhức đầu. 

8. Đau đầu căng cơ

Khi các cơ trên vùng đầu và cổ căng ra do một số tác động như thói quen sinh hoạt sai cách sẽ gây ra các cơn đau đầu.

Cơn đau đầu do căng cơ có thể xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ hoặc tăng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ có cảm giác thắt chặt quanh đầu, nặng ở đầu và mắt hay các cơ ở cổ và vai nhức mỏi.

9. Đau đầu do chấn thương sọ não

Cơn nhức đầu xảy ra do chấn thương sọ não thường xuất hiện kèm biểu hiện nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh, lơ mơ hay thậm chí là yếu liệt tay. Đây là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý và thăm khám kịp thời. 

10. Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ là nơi tập trung hệ thống dây thần kinh, dây chằng và các mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh hay động mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu lên não. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay nhức đầu, hoa mắt và có nhiều biểu hiện khó chịu khác.

III. Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị đau đầu

Đau đầu cực kỳ phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những đối tượng hay gặp nhất là:

  • Phụ nữ: Nhìn chung, tỷ lệ xuất hiện cơn đau ở nữ giới thường cao hơn nam giới, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. Đau nửa đầu có thể xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh dục nữ. Cơn đau nhức dễ xảy ra vào thời điểm hành kinh và mãn kinh.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích
  • Người hay bị căng thẳng, người hay lo lắng
  • Người thường xuyên làm việc với máy tính không nghỉ: nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế đồ họa vi tính, IT…
  • Người có bố, mẹ, anh chị em ruột bị mắc chứng đau nửa đầu.

IV. Các dấu hiệu cảnh báo cơn đau đầu nguy hiểm

Phần lớn các cơn đau sẽ biến mất trong một thời gian ngắn khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây khi đau đầu, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức:

  • Cơn đau xảy ra đột ngột, trở nặng trong vòng vài giây hoặc vài phút, hoặc cơn đau cực kỳ tồi tệ đến mức không thể chịu được
  • Đau đầu nặng kèm theo sốthoặc cứng cổ
  • Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu.
  • Cơn đau xuất hiện nhanh chóng sau khi tập thể dục gắng sức hoặc chấn thương nhẹ.
  • Đau đầu mới xuất hiện, đi kèm biểu hiện yếu, tê tay chân, nhìn mờ. Mặc dù chứng đau nửa đầu đôi khi có thể gây ra những triệu chứng này nhưng người bệnh vẫn nên được đánh giá khẩn cấp khi những triệu chứng này xuất hiện ngay lần đầu tiên.

Nếu cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, thường xuyên, gây cản trở các hoạt động bình thường hoặc nặng dần theo thời gian, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và thăm khám.

V. Các cách khắc phục tại nhà khi bị đau đầu

Với trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số cách dưới đây:

Ÿ Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng cách làm nóng cơ vai và cổ.

Ÿ Uống đủ nước, từ 1.5-2l/ngày.

Ÿ Tập thể dục đều đặn.

Ÿ Chườm đá vào vùng bị đau hay xoa bóp huyệt thái dương, vùng cổ gáy.

Ÿ Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá…

Ÿ Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Ÿ Lựa chọn sử dụng những sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, giúp cải thiện tình trạng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não gây ra và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Giúp giảm ngay các triệu chứng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não gây ra, tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.  

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.