Cây thảo sống hàng năm. Gốc hoá gỗ. Thân cứng, nhẵn, màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm, hình tam giác nhọn. Trên cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng ở cùng một cành. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6, hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3, chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục, mũi mác, đĩa mật hình vòng, phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn, xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh. Ra hoa, kết quả từ tháng 2 đến tháng 12.
Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
4.1. Bộ phận dùng:
Toàn cây.
4.2. Thu hái:
Thu hái quanh năm, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
4.3. Chế biến:
Có thể sử dụng cả cây Diệp Hạ Châu tươi hay phơi khô đều được. Thường thì Diệp Hạ Châu được chế biến thành dạng khô cắt khúc, làm trà uống và thuốc nén. Nhưng để phát huy hiệu quả tốt nhất thì nên giữ nguyên hoạt chất, chỉ cần cắt thành khúc nhỏ, phơi khô để dùng dần.
Đối với vùng da bị mề đay, ngứa ngáy nên dùng Diệp Hạ Châu tươi đem nghiền nát rồi đắp trực tiếp lên da.
Với người bị viêm gan, sỏi mật… thì mỗi ngày dùng 100 gram Diệp Hạ Châu phơi khô nấu vớt 1 lít nước uống, không nên nấu đặc quá mà chỉ cần đun sôi khoảng 10 – 15 phút là được, dùng thay nước uống hàng ngày.
Diệp Hạ Châu có vị đắng nên khi nấu bạn cho thêm cam thảo cho dễ uống và không nên uống liên lục trong thời gian dài.
4.4. Bảo quản:
Nơi khô ráo.
5. Thành phần hóa học
Lá Diệp Hạ Châu đắng chứa chất đắng là phyllathin.
Lá khô chứa các chất đắng hypophyllanthin (0,05%), phyllathin (0,35%). Trong cây có niranthin, nirtetralin, phylteralin.
Ngoài ra trong cây còn có lignan, flavonoid, alcaloid kiểu securinin như niruroidin, isobubialin, epibuealin một loại elagitanin cùng với 1-O-galoyl-2,4-dehydrohescahydroxyphenoy l-glucopyranose elaeocarpusin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, astragalin, rutin; các acid hữu cơ như acid ascorbic, geraniinic, acid amariinic và repandusinic A.
6. Tính vị qui kinh
Vị hơi đắng, tính mát.
Quy kinh Can, Phế.
7. Tác dụng dược lý của diệp hạ châu
Tác dụng dược lý của diệp hạ châu
7.1. Theo Y học cổ truyền:
Diệp Hạ Châu có tác dụng: thanh can, lương huyết, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu, sát trùng, giải độc, tiêu viêm, tán ứ.
7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Diệp Hạ Châu có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc vì có tính mát.
Sử dụng Diệp Hạ Châu đắp để chữa các bệnh ngoài da: như lở loét, ngứa ngáy, mụn đinh râu, mụn đầu đinh, vết thương, mụn nhọt, ung độc.
Có khả năng kích thích tiết dịch mật, tăng cường chức năng gan hoạt động tốt hơn.
Điều trị sỏi mật, sỏi thận vì cây có hoạt chất có thể tán sỏi.
Nó cũng được dùng với tác dụng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa.
Đặc trị bệnh viêm gan B, virus siêu vi B, viêm túi mật, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày.
Có tác dụng để giảm đau, giúp ăn ngon miệng, trung tiện, tẩy giun, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Có tác dụng tuyệt vời hạ men gan và chữa viêm gan siêu vi B cho người sử dụng nhiều bia rượu.
8. Một số ứng dụng
Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp Hạ Châu: 20g, Cam Thảo đất: 20g. Cách dùng: Sắc uống thay nước hàng ngày.
Chữa viêm gan do virut B: Diệp Hạ Châu đắng 10g, Nghệ vàng 5g, sắc nước 3 lần, lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc. Lần thứ 2 và 3 với 2 bát nước, mỗi lần lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 50 gam đường, đun sôi cho tan đường, chia làm 4 lần uống trong ngày. Sau 15 ngày dùng thuốc xét nghiệm lại, khi kết quả xét nghiệm máu đạt HbsAg (-) thì thôi dùng thuốc.
Chữa xơ gan cổ trướng: Diệp Hạ Châu đắng 100g sắc nước 4 lần. Lần đầu với 3 bát nước lấy 1 bát thuốc, 3 lần sau mỗi lần sắc với 2 bát nước lấy nửa bát thuốc. Trộn chung rồi thêm 100 gam đường, đun sôi cho tan đường. Chia làm 6 lần uống trong ngày. Khi hết triệu chứng thì thôi dùng thuốc (khoảng 30-40 ngày).Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).