Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Mục Lục
Theo Y học hiện đại, bệnh trĩ là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức. Dưới áp lực lớn, các tĩnh mạch căng phồng gây chèn ép các mô. Dẫn đến hiện tượng xung huyết, chảy máu. Các mô bị chèn ép sưng đỏ, có hiện tượng viêm tạo thành các búi trĩ trong hậu môn, cũng có thể sà ra ngoài. Chính vì vậy mà Y học dân gian còn gọi bệnh trĩ là bệnh lòi dom.
Bệnh trĩ có 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và dạng hỗn hợp cả hai.
Trĩ nội là dạng bệnh xuất hiện ở lớp niêm mạc trong lòng ống hậu môn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà chia trĩ nội thành 4 cấp độ với các triệu chứng tương ứng. Giai đoạn đầu bệnh ít gây đau, sờ không thấy búi trĩ. Theo thời gian búi trĩ lớn dần, cọ sát với phân làm chảy máu khi đại tiên. Nhẹ thì máu chỉ dính bên ngoài khuôn phân. Nặng hơn thì máu chảy nhiều hơn, có thể thấy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia ra ngoài. Nặng nhất là khi búi trĩ lớn, lòi hẳn ra ngoài gây khó chịu, đau đớn.
Trĩ ngoại có hình dạng giống như một khối thịt thừa, bệnh do các tĩnh mạch phía ngoài hậu môn tạo thành, bao xung quanh là một lớp biểu mô tầng. Búi trĩ gây đau, vướng víu khó chịu, chảy máu khi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp là dạng kết hợp cả búi trĩ nội và ngoại cùng một xuất hiện vào một thời điểm. Cả trĩ nội và ngoài đều thường xuyên tiết dịch nên khu vực hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa, tình trạng viêm nặng hơn, búi trĩ sưng to hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khá đa dạng, trong đó có nhiều lý do vô cùng đơn giản mà bạn không thể ngờ tới. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do chế độ ăn uống kém khoa học: ăn quá nhiều chất béo, đạm nhưng lại ít ăn các thức ăn giàu xơ, vitamin. Dẫn đến thừa cân, béo phì gây sức ép lên vùng hậu môn. Ngoài ra chế độ ăn uống trên còn khiến cho hệ tiêu hóa kém hoạt động dẫn đến táo bón gây ra viêm.
Một người bình thường trung bình một ngày phải uống tối thiểu 2 lít nước. Ít uống nước dẫn đến khả năng lưu thông máu kém, cơ thể thiếu nước, dễ dàng gây ra táo bón. Máu di chuyển đến các cơ ở hậu môn ít không đủ để nuôi dưỡng nên khiến cho sự co bóp của cơ yếu. Đó là nguyên nhân gây ra trĩ.
Ngồi bồn cầu quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Điều này nghe có vẻ kém thuyết phục nhưng lại là sự thật. Khi bạn ngồi lâu, phân sẽ khó ra, rặn nhiều, gây tổn thương hậu môn nên dễ dẫn đến trĩ.
Chế độ vận động: người ít vận động, nhất là những người phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ có thể mắc bệnh trĩ do hạn chế khả năng lưu thông của máu và áp lực lớn đè lên vùng hậu môn.
Mang thai và sinh nở cũng là một thủ phạm nguy hiểm gây ra bệnh trĩ ở nữ giới. Một áp lực khá lớn từ bào thai cũng như sự tăng cân của bà bầu tác động lên vùng hậu môn. Từ đó khiến cho trĩ có nguy cơ bùng phát, nhất là ở các bà mẹ có thai lớn, quá trình vận động, đi lại bị hạn chế.
Cơ thể thường ở trạng thái căng thẳng, stress cũng là một lý do gây ra trĩ khiến bạn bất ngờ. Trung ương thần kinh sẽ sản xuất ra chất khiến cơ thể mệt mỏi khi chịu tác động của stress. Vì thế mà hoạt động của cơ cũng trở nên yếu hơn, nhất là với các cơ ở xa trung ương thần kinh như cơ vùng hậu môn sẽ nhận thông tin chậm cũng như giảm năng suất làm việc. Do đó mà trĩ có thể xuất hiện dễ dàng.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hiện nay bao gồm:
Người cao tuổi cũng là một đối tượng dễ mắc bệnh vì các cơ thoái hóa, hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất công việc trong xã hội hiện nay, xu hướng mắc bệnh đang trẻ hóa do số lượng người làm việc với máy tính, chỉ ngồi một chỗ, ít đi lại ngày càng nhiều. Càng trẻ, người ta càng ngại nói ra hoặc đến khám tại các bệnh viện, cũng có thể do tính chất công việc khiến họ không có thời gian để đến cơ sở y tế. Vì thế mà có thể dẫn đến bệnh trong tình trạng nặng hơn.
Dù bạn là ai cũng nên bỏ túi một vài bí quyết sau để tránh được căn bệnh khó chịu này.