CHỚM RÉT MÀ TAY CHÂN ĐÃ LẠNH CẢNH BÁO CỦA NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM

 

Mùa đông, việc chân tay lạnh là biểu hiện rất thường thấy ở cơ thể. Nhưng có những người lại thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng, mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày. Hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm. Tuy nhiên, ngoài yếu tố nhiệt độ thay đổi thì biểu hiện chân tay lạnh. Có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm đang tiềm tàng bên trong.

1. Chân tay lạnh là gì ?

Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn bị tay chân lạnh liên tục và sắc tố da thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh chân tay lạnh. Nếu tay bị lạnh thì bạn có thể có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hay tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Khi ở bên ngoài thời tiết lạnh, khắc nghiệt và bị bàn chân, bàn tay lạnh thì nên lưu ý những dấu hiệu của bỏng lạnh.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của tay chân lạnh

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh chân tay lạnh:

  • Da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao hay thậm chí chuyển sang màu hơi trắng
  • Bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh
  • Tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn
  • Da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hay thậm chí bị phù nề
  • Da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên.

3. Bị tình trạng tay chân lạnh có thể do mắc những bệnh sau

3.1. Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị trục trặc, thiếu máu.

Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.

Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh, do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh ngắt dù là trời nóng hay lạnh.

3.2. Khí huyết không lưu thông

Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm cho các thành mạch bị co lại. Khí huyết không được lưu thông thuận lợi có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

3.3. Rối loạn thần kinh giao cảm

Nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân dù trời nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do rối loạn thần kinh giao cảm. Vị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn chân, 2 bàn tay, 2 nách, đầu mặt,…

3.4. Bệnh Lupus

Căn bệnh này có thể tấn công các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân, ngăn ngừa sự di chuyển máu cách bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bạn bị lạnh hoặc ra mồ hôi.

3.5. Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Đói, thiếu i-ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu đỏ, dẫn đến việc thiếu máu, thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu hạ thấp làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

3.6. Suy giáp

Tuyến giáp là tuyến nhiệt chủ yếu trong cơ thể chúng ta. Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

3.7. Huyết áp thấp

Những người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp, thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh.

3.8. Bệnh phong thấp, ra mồ hôi tay chân

Trong Đông y, phong thấp là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh như: đau đầu, lịch tiết phong (viêm khớp dạng thấp), rối loạn mỡ máu, đau nhức xương khớp và đặc biệt là ra mồ hôi tay chân. Điều này xảy ra là do dương khí trong cơ thể bị thoát ra ngoài, làm tắc nghẽn đường kinh ở tứ chi khiến bàn tay, bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi và lạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị ra mồ hôi và lạnh tay chân trong mùa lạnh.\

3.9. Bệnh về tim mạch

Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm.

3.10. Rối loạn nội tiết

Suy giảm hormone testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới, sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.

3.11. Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ

Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến cho tay chân lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormone adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

3.12. Bệnh tuyến giáp

Có quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormone tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Không chỉ bị đổ nhiều mồ hôi, người bệnh còn bị mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn.

3.13. Đái tháo đường

Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch máu bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: ngứa ran hoặc có cảm giác như kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

4. Cách khắc phục chân tay lạnh vào mùa đông

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể trong những ngày thời tiết trở lạnh.
  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi.
  • Đi tất và đeo găng tay để giữ ấm và giúp giảm tê buốt khi trời lạnh.
  • Ngâm tay chân với nước muối gừng ấm để giúp khí huyết lưu thông cách dễ dàng.
  • Tránh xa những thực phẩm chứa caffeine vì nó sẽ làm nhỏ mạch máu và cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng giàu calo, bổ sung những thực phẩm ấm nóng và hạn chế tối đa các thức uống có tính lạnh.
  • Bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F (chất béo) và Sắt