Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Tư vấn 24/7
Đặt hàng nhanh
Miễn phí vận chuyển
Đơn hàng từ 1.000.000đ
Giỏ hàng
(0) Sản phẩm
Giỏ hàng trống!
Gừng từ lâu được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn. Hay một phương thuốc tự nhiên cổ truyền. Tuy nhiên, tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại độc dược. Cùng nhau tìm hiểu phương pháp, cách thức, liều lượng sử dụng. Và những đối tượng nào không thích hợp với gừng nhé!
Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,6 đến 1m. Thân rễ mọc thành củ. Tục ngữ có nói: “Đông ăn củ cải hạ ăn gừng, khỏi phiền bác sĩ kê đơn thuốc”. Ngoài công dụng được sử dụng làm gia vị nấu ăn. Gừng còn là một trong những vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh được con người tin dùng từ rất nhiều năm nay.
Mục Lục
Các bác sĩ tại Đại học Michigan, Mỹ đã chứng minh rằng bột gừng ức chế thành công các tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và ung thư vú. Giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột và ruột kết. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
Gừng chứa gingerol, một hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp. Thu lại kết quả chứng minh được rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.
Nếu là một người đang có triệu chứng về các bệnh hô hấp, viêm họng. Hãy dùng vài lát gừng cho vào một cốc nước sôi cùng vài thìa mật ong. Uống hỗn hợp này có tác dụng trị đờm, giảm đau họng.
Nghiên cứu đã chứng minh gừng hiệu quả gấp 6 lần so với thuốc chống trào ngược axit. Gừng được xem là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi. Và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Chỉ cần uống nước gừng ấm sẽ làm giảm tình trạng này.
Gừng hiệu quả đối với chứng đầy hơi. Và khó tiêu khi uống vài lá gừng đun sôi với ít nước và sau đó pha chút mật ong.
Trong gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu. Ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức. Nó cũng hoạt động như một chất chống đông máu. Ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.
Dùng ít gừng đắp vào khu vự răng đau sẽ giúp giảm triệu chứng đau và sưng tấy, phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả.
Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, gừng còn là bài thuốc chữa trị các bệnh về tóc và da đầu khác vô cùng hiệu quả.
Vị cay nóng và tính ấm trong gừng có thể làm các mạch máu yếu bị vỡ. Bởi vậy, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, trĩ… nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh bệnh tình thêm nặng.
Người có nội nhiệt nặng thường mang các biểu hiện như hay ho, nóng phổi, nóng dạy dày, thường xuyên nôn mửa, miệng hôi… Nhóm đối tượng này cần hạn chế dùng gừng tươi bởi vị cay nóng đặc trưng của gừng.
Nếu muốn ăn loại củ trên, người có nội nhiệt nên phối hợp cùng những loại thảo dược hoặc thực phẩm có tính hàn để trung hòa.
Ngay cả khi được coi như một “thần dược” trị thai nghén trong giai đoạn đầu, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên sản phụ nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ. Loại củ này mặc dù trị buồn nôn rất tốt, nhưng lại có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
Người mang thể chất âm hư thường có những biểu hiện như ra mồ hôi tay, thích uống nước, khô miệng, khô mắt, da khô, dễ cáu giận, tay chân nóng…
Đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết được ra ngoài.
Các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo những đối tượng bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng.
Nguyên nhân là do thành phần của gừng có chứa những chất gây kích thích, bào mòn và loét niêm mạc dạ dày. Việc ăn nhiều gừng trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm, loét thành ruột và đại tràng.