NHỒI MÁU CƠ TIM CẦN XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO ?

 

Bệnh lý tim mạch không còn là bệnh lý của riêng nhóm bệnh nhân lớn tuổi. M có thể gặp cả ở những người trẻ tuổi hay thậm chí là rất trẻ. Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc sơ cứu nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng nhằm giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch trước mắt.

1. Nhồi máu cơ tim là gì ?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý xuất hiện khi có cục máu đông gây tắc nghẽn một phần. Hoặc hoàn toàn động mạch vành. Khi động mạch vành bị tắc, không còn dòng máu đến cơ tim sẽ gây phá hủy. Hoặc chết một phần cơ tim tương ứng.

Nhồi máu cơ tim là biến cố nặng cấp cứu của bệnh lý tim mạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và các biến chứng nặng về sau. Bệnh thường xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng giúp người bệnh vượt qua được cơn nguy kịch kịp thời.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim được phân chia các nhóm như sau:

Do xơ vữa: Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim. Xơ vữa động mạch là bệnh lý xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, trong đó có động mạch vành, đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng dần các mảng xơ vữa ở thành mạch gây hẹp dần lòng mạch, giảm tưới máu mô ở phía xa. Mảng xơ vữa có thể gây nhồi máu cơ tim cấp khi có tình trạng bất ổn định, nứt vỡ và kết hợp với tiểu cầu hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn động mạch vành.

Không do xơ vữa hiếm gặp: Các bệnh lý nhóm này bao gồm bệnh lý bẩm sinh liên quan đến động mạch vành,dị dạng, rò, sai chỗ xuất phát,… các bệnh viêm nhiễm động mạch vành, co thắt động mạch vành không liên quan đến xơ vữa.

3. Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp

95% số người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng nhưng lại chủ quan, bỏ mặc hoặc có thể do chính bản thân người bệnh cũng không biết rõ dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy đến.  Dưới đây sẽ là một số các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:

3.1. Đau thắt ngực

Đây là dấu hiệu nguy hiểm, một số người sẽ có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực hoặc có bàn tay của ai đó bóp chặt lấy tim, trong khi một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm,… Cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.

3.2. Mệt mỏi

100% người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

3.3. Khó thở khi gắng sức

Khó thở, lúc đầu là xảy ra khi cố gắng sức, sau đó là cả khi nghỉ ngơi, có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.

3.4. Buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, ợ nóng

Các triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn ở bệnh nhân nam. Các dấu hiệu khác:

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Cảm giác muốn đi đại tiện
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Vã mồ hôi
  • Lo lắng quá mức

4. Những việc cần làm khi bị nhồi máu cơ tim

Người bị nhồi máu cơ tim cần được đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, nhằm giảm thiểu tổn thương cơ tim và ngăn ngừa các biến chứng. Những việc cần làm bao gồm :

4.1. Đối với bản thân người bệnh

  • Sơ cứu tại nhà, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc nằm theo tư thế nửa ngồi, nới rộng quần áo, khăn quàng cổ, cà vạt và bình tĩnh, gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất.
  • Người bệnh cần buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mắt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.
  • Uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp có sẵn thuốc mang theo bên người, nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần Nitroglycerin dạng xịt trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ có thể dùng thêm một liều nữa.
  • Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ họ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.

4.2. Đối với người thân của bệnh nhân

  • Khi quan sát thấy người bệnh còn tỉnh, hãy để người bệnh nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, tránh nói quá to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.
  • Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin,… trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn. Không tự ý thay đổi các thuốc đang dùng.
  • Mọi người xung quanh cần phải bình tĩnh, cố gắng động viên, trấn an tinh thần cho người bệnh. Nếu quá lo lắng hoặc kích động, tinh thần của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh sẽ diễn biến xấu đi.
  • Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng bất tỉnh, cách sơ cứu tốt nhất đó là thực hiện ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo

5. Cách phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim

Phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim là tổng thể các hoạt động liên kết với nhau nhằm mục đích thúc đẩy mọi người thực hiện lối sống khỏe, kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính nhằm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cho mỗi cá nhay cũng như cho cộng đồng:

  • Kiểm soát các yếu tố về tâm lý như giảm stress, trầm cảm, lo âu, giúp thúc đẩy thay đổi hành vi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Tăng cường các hoạt động thể lực
  • Cai thuốc lá
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng
  • Kiểm soát cân nặng
  • Điều chỉnh các rối loạn về lipid máu
  • Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các mảng xơ vữa và giảm đi các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các mảng xơ vữa và giảm đi các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim hiệu quả.

 

TPBVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO ĐÔNG DƯỢC 5 - GIÚP TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO TỐT NHẤT HIỆN NAY

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng hỗ trợ: tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dùng mỗi đợt từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.