PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI VAI GÁY CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

 

1. Đau mỏi vai gáy:

Những người làm văn phòng thường không được hấp thu nhiều ánh nắng mặt trời, vitamin D vì đa phần chỉ ở văn phòng, ít ra ngoài trời. Mặt khác, trong chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới việc thiếu canxi , thường xuyên ngồi lâu, không vận động dần dần cơ thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau cơ, thần kinh, cột sống và đặc biệt đau mỏi ở vai gáy.

Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến nhân viên văn phòng hay gặp phải, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, sinh hoạt hàng ngày.

Đau mỏi vai gáy chia làm 3 giai đoạn :

1.1. Mức độ nhẹ

Nếu tình trạng đau cổ vai gáy chỉ mới xuất hiện, mức độ còn nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách tạm dừng các môn thể thao tác động đến phần cổ vai gáy, xoa vùng cổ bị đau, chườm … Phương pháp này sẽ thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi, thư giãn cơ để giảm đau hiệu quả và người bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày.

1.2. Mức độ vừa

Khi bệnh ở mức độ vừa, các biểu hiện đau mỏi vai gáy rõ hơn. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp ở mức độ nhẹ nhưng các triệu chứng chưa được cải thiện thì có thể dùng thêm một số thuốc hỗ trợ

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Thuốc giãn cơ giúp chống lại các cơn co thắt
  • Vitamin nhóm B giúp thúc đẩy dẫn truyền thần kinh.
  • Dùng miếng dán để giảm được triệu chứng vùng này

1.3. Mức độ nặng

Nếu tình trạng đau cổ vai gáy ngày càng đau nhiều mà dùng các biện pháp cải thiện triệu chứng giảm người bệnh có thể sử dụng thuốc kèm theo các phương pháp trị liệu khác

  • Châm cứu để điều hòa hoạt động các dây thần kinh.
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh.

2. Một số phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà:

2.1. Nghỉ ngơi thư giãn

Triệu chứng đau cổ vai gáy thường mang tính chất cơ học, cơn đau đã xảy ra, hạn chế hoạt động gây căng thẳng cho vùng cổ vai gáy để cho phép cơ và mô mềm hồi phục. Tránh ngồi lâu, đi lại nhiều, di chuyển cổ sai cách, nâng vật nặng hoặc hạn chế các hoạt động có tiềm năng gây đau. Do đó, để giảm đau nhức, người bệnh nên tạm dừng công việc, hoạt động thay vào đó dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

2.2. Giảm căng thẳng và mệt mỏi

Căng thẳng liên tục sẽ dẫn đến đau đầu, đau cổ và mỏi vai gáy. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tập luyện các bài tập thở hoặc yoga, thưởng thức âm nhạc để giảm căng thẳng tâm trí.

2.3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Một số loại thức ăn giúp hỗ trợ trong việc điều trị như

  • Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin C: cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông…
  • Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin A: hạt hướng dương, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt…
  • Thực phẩm giàu Canxi: bông cải xanh, đậu bắp, sữa, đậu phụ, rong biển… 
  • Thực phẩm giàu Vitamin D: cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc, sữa đậu nành…
  • Thực phẩm giàu Protein: các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan…, cá, thịt gia cầm…

2.4. Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Phương pháp này đơn giản nhưng cho thấy khả năng giảm đau cổ vai gáy rất hiệu quả.

2.5. Các bài tập giãn cơ vùng cổ

Nhân viên văn phòng nên tránh ngồi liên tục bên máy tính trong nhiều giờ. Nếu đã ngồi trong khoảng thời gian dài, bạn nên đứng dậy và đi lại hoặc thực hiện một số động tác thể dục tại chỗ để giảm độ cứng của cổ và các bài tập có tác dụng nới lỏng các cơ bị căng ở vùng cổ, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt để tránh chấn thương tái phát.

2.6. Tư thế ngủ

Nên điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng cách để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy

2.7. Uống đủ nước

Đây là thói quen tốt, giúp thúc đẩy lưu thông máu diễn ra thuận lợi đồng thời cấp nước cho đĩa đệm trở nên chắc khỏe và dẻo dai. Mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả. 

2.8. Điều trị bằng thuốc

Dùng bổ sung thêm 1 số thuốc giảm đau không kê đơn nếu thấy đau nhiều  như Ibuprofen, Naproxen và Acetaminophen .

2.9. Cải thiện môi trường làm việc

Khi làm việc nên điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, đặt tay ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy đặc biệt không nên ngồi 1 chỗ trong thời gian dài .

2.10. Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu là giải pháp tốt nhất cho người bị đau mỏi vai gáy.

2.11. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường tuần hoàn lưu thông máu tốt, giảm các triệu chứng của đau mỏi cổ vai gáy

Hoạt huyết dưỡng não Đông Dược 5 – Tăng cường hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu giảm đau mỏi vai gáy do máu huyết lưu thông kém gây tắt nghẽn.

Hoạt Huyết Dưỡng Não Đông Dược 5 là sự kết hợp của hơn 10 loại thảo dược từ thiên nhiên như: Bạch quả, Thục địa, Xuyên khung, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Táo nhân, Đương quy, Xích thược, Ích mẫu, Ngưu tất,… cùng một số thành phần khác.

Có tác dụng: hỗ trợ tăng cường hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, tránh hình thành các cục máu đông, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, giảm nhanh các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt , chóng mặt , tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, các hội chứng tiền đình…..

Cách dùng: 

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên sau các bữa ăn.

Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị tại mà vẫn thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì nên đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp khi :

  • Cơn đau vai xuất hiện đột ngột và dữ dội.
  • Mất khả năng vận động do đau vai gáy.
  • Vùng cổ vai gáy bị biến dạng hoặc sưng bất thường.
  • Vùng cổ vai gáy bị mất cảm giác.
  • Cơ thể không khỏe hoặc sốt do đau vai gáy.

3. Một số biện pháp đề phòng đau cổ vai gáy cho nhân viên văn phòng

  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
  • Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
  • Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý làm việc không quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút .
  • Không bẻ cổ kêu “răng rắc”, vì nếu trường hợp đĩa đệm đã bị thoái hóa khi bẻ hoặc vặn mạnh sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
  • Tư thế nằm khi ngủ rất là quan trọng vì tư thế nằm sai rất dễ làm căng đau vai gáy.