KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU Ở PHỤ NỮ NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI

 

Kinh nguyệt đó là một quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ, được bắt đầu từ độ tuổi dậy khoảng 12 tuổi và kết thúc khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh (ngoài 50 tuổi). Nó là một phần quan trọng của chu kỳ sinh sản và giúp chuẩn bị cơ thể cho khả năng mang thai.

        

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt . Các dạng kinh nguyệt bị rối loạn phổ biến :

  • Trễ kinh : Hiện tượng trễ kinh 3-4 ngày có thể bình thường, tuy nhiên, nếu chị em trễ kinh 7 – 10 ngày 
  • Vòng kinh sớm : chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện 2 lần/tháng hoặc kỳ kinh có thể đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày… 
  • Vô kinh : kỳ kinh không xuất hiện từ 6 tháng đến 1 năm trở lên
  • Kinh thưa: là một hình thức khác của trễ kinh, nữ giới chu kỳ kinh nguyệt bình thường sau 1 tháng . TRường hợp kinh thưa khoảng cách các chu kỳ là 2, 3 tháng thậm chí 6 tháng
  • Rong kinh : Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày

 

1. Các tác nhân gây nên chu kỳ kinh nguyệt không đều

1.1. Một số bệnh phụ khoa: 

Viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung…. Đó cũng là nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt không đều. Với nguyên nhân này không khám điều trị sớm còn gây biến chứng xấu đến đời sống, sức khỏe, khả năng sinh sản.

1.2. Tuyến giáp bị rối loạn :

Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra sự rối loạn hormone không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe mà còn làm chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

1.3. Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết :

Các viên thuốc tránh thai khẩn cấp có có thể gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều do chứa lượng nội tiết tố cao gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

1.4. Phụ nữ tiền mãn kinh :

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động buồng trứng bắt đầu suy yếu, cơ thể ít tiết ra hormone Estrogen và Progesterone làm giảm nội tiết tố trong cơ thể làm kinh nguyệt ít đi.

        

1.5. Căng thẳng hoặc stress kéo dài :

Khi bị stress, áp lực ,  căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều.

1.6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc :

Một số thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt  như thuốc chữa bệnh tuyến giáp, liệu pháp thay thế hormone, aspirin …

2. Các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt không đều

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
  • Số ngày hành kinh ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
  • Máu kinh nguyệt có màu sắc lạ, bị vón cục và xuất hiện nhiều cục máu đông.
  • Các triệu chứng kinh nguyệt nặng nề như đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường. Tâm trạng trở nên cáo gắt, nóng giận vô cớ khi chu kỳ kinh nguyệt rối loạn

3. Tác hại của việc rối loạn kinh nguyệt kéo dài

3.1. Thiếu máu:

Các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, thở gấp, da xanh xao, tim loạn nhịp, thậm chí gây ngất xỉu đột ngột do kinh ra nhiều kéo dài dẫn đến cơ thể thiếu máu

3.2. Mắc các bệnh phụ khoa:

Chu kỳ kinh kéo dài không những gây bất tiện cho chị em trong sinh hoạt hàng ngày mà đó còn trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm và hình thành nên các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: Bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng…

3.3. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục:

Kinh nguyệt rối loạn, chu kỳ kinh kéo dài cũng phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn trở nên thất thường..

3.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản:

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai vì thời gian hành kinh quá dài hoặc quá ngắn khó xác định ngày rụng trứng để quan hệ. Thêm đó, nếu nguyên nhân bệnh lý không điều trị sẽ tăng khả năng vô sinh.